Toggle navigation
9 triệu Euro, 29 triệu USD, 650 tỷ, 10.000 lượng vàng của bà Diệp Thảo bị 'bốc hơi'?
04/03/2019 | 07:38 GMT+7
Chia sẻ :
Tại phiên tòa, đại diện bà Lê Hoàng Diệp Thảo cho rằng số tiền 2.109 tỉ đồng đứng tên bà tại các ngân hàng bị “bốc hơi”. Liên quan số tiền này phía ông Đặng Lê Nguyên Vũ cũng có đơn phản tố. Nhằm làm rõ khoản tiền trên HĐXX đã quyết định tạm ngưng phiên tòa để các bên cung cấp thêm chứng cứ.

Tại phiên tòa, đại diện bà Lê Hoàng Diệp Thảo cho rằng số tiền 2.109 tỉ đồng đứng tên bà tại các ngân hàng bị “bốc hơi”. Liên quan số tiền này phía ông Đặng Lê Nguyên Vũ cũng có đơn phản tố.

Làm rõ số tiền 2.109 tỉ đồng

Tại phiên tòa ngày 25/2, HĐXX công bố số dư tài khoản của bà Lê Hoàng Diệp Thảo tại các ngân hàng BIDV, Eximbank và Vietcombank theo yêu cầu của nguyên đơn. Theo xác minh, vào thời điểm 2015-2016, số tiền còn tại các ngân hàng đừng tên bà Thảo như sau: 654,2 tỉ đồng, hơn 9,3 triệu Euro, 2,3 triệu GBP (bảng Anh), 28,9 triệu USD; 5,1 triệu AUD (đô la Australia) và 10.000 lượng vàng. Tổng số tiền đứng tên bà Lê Hoàng Diệp Thảo tại các ngân hàng là 2.109 tỉ đồng.

Tuy nhiên, đại diện pháp luật của bà Thảo cho biết số tiền đó được xác minh vào năm 2016, sau thời điểm đó thì số tiền hiện không còn, đồng thời nguyên đơn cũng đề nghị HĐXX tách khoản tiền này ra khỏi vụ án ly hôn để tiếp tục xem xét.

Ngay lập tức, phía bị đơn cho rằng số tiền này đứng tên bà Thảo và chỉ có bà Thảo mới có thể rút tiền ra khỏi ngân hàng. Cũng theo phía bị đơn các khoản tiền và ngoại tệ là các con số rất rõ ràng, khoản tiền nằm trong tài khoản cá nhân của nguyên đơn nên ngoài nguyên đơn ra không ai rút được. Bị đơn đã nộp tiền tạm ứng án phí với yêu cầu phản tố này.

HĐXX đã quyết định tạm ngưng phiên tòa để các bên cung cấp thêm chứng cứ.

Nhằm làm rõ khoản tiền này, HĐXX tạm ngừng phiên toà, yêu cầu các đương sự cung cấp chứng cứ về khoản tiền 2109 tỉ đồng của nguyên đơn tại các ngân hàng theo yêu cầu phản tố của bị đơn.

Số tiền 2.109 tỉ đồng chỉ là bề nổi

Liên quan tới số tiền 2.109 tỉ đồng trong ngân hàng đứng tên bà Thảo, Ông Vũ cho biết bản thân không quan tâm đến khoản tiền trong tài khoản của vợ mình. Ông cho rằng con số 10.000 lượng vàng và hàng triệu USD, AUD,... chỉ là phần nổi. "Qua không quan tâm đến số tiền đó. Thật sự, đó chỉ là tảng nổi, 20 năm làm ăn, tiền nhiều lắm", ông Vũ nói và chia sẻ ông không muốn nhắc đến số tiền đó.

Khi được hỏi điều gì ông thực sự đang muốn giữ ở Trung Nguyên, ông Vũ nói: "Trung Nguyên là của qua, không ai giành được. Hãy để Trung Nguyên phát triển toàn cầu theo đúng hoạch định”, ông Vũ nhấn mạnh.

Ngoài ra, ông Vũ cũng cho rằng TAND TPHCM không nên chia 50:50 tất cả cổ phần theo nguyện vọng từ phía vợ mình. "Tòa không nên chia như vậy. Tuy nhiên, cái gì cũng có thể xảy ra ở luật đời. Thôi thì tòa quyết làm sao, Qua nghe vậy”, ông Vũ nói.

Dù ông Vũ không nhắc nhiều về số tiền, thế nhưng, khi phiên tòa làm việc, đại diện bị đơn có yêu cầu phản tố về số tiền 2.109 tỉ đồng.

“Chúng tôi trình bày rất rõ, trong đó có nói đây là khoản tiền được ông Vũ yêu cầu phản tố trước đó. Sau đó có đơn xin tách một phần do chưa xác minh được các khoản tiền", luật sư của ông Vũ nói và cho biết năm 2018, có thông tin xác minh từ 3 ngân hàng Eximbank, BIDV và Vietcombank về các khoản tiền vàng, ngoại tệ là con số rõ ràng.

Bà Lê Hoàng Diệp Thảo “phản pháo”

Trả lời về khoản tiền 2.109 tỉ đồng, đại diện bà Lê Hoàng Diệp Thảo khẳng định: "Tại phiên tòa ngày 25/1, đại diện Viện KSND TPHCM cho rằng bà Lê Hoàng Diệp Thảo nói có góp tiền cho ông Vũ khởi nghiệp nhưng không có chứng cứ chứng minh. Đây là quan điểm không đúng pháp luật".

Theo phía nguyên đơn, khi ly hôn, theo quy định của pháp luật, tài sản mà hai vợ chồng chia là "khối tài sản chung".

Đại diện bà Lê Hoàng Diệp Thảo khẳng định: "Tại phiên tòa ngày 25/1, đại diện Viện KSND TPHCM cho rằng bà Lê Hoàng Diệp Thảo nói có góp tiền cho ông Vũ khởi nghiệp nhưng không có chứng cứ chứng minh. Đây là quan điểm không đúng pháp luật"

Điều 105 Bộ luật Dân sự quy định "tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản". Dựa trên những diễn biến ở các phiên tòa, bà Thảo đã nhiều lần khẳng định tại phiên tòa việc góp tiền cho ông Vũ khởi nghiệp, bà đưa bằng tiền mặt trực tiếp cho ông Vũ.

Như vậy, khi nhắc đến "tài sản chung" thì phải nói đến pháp nhân được thành lập đầu tiên trong thời kỳ hôn nhân là hợp tác xã Xí nghiệp cà phê Trung Nguyên được thành lập vào tháng 7/1999.

Ngoài ra, Luật Hôn nhân gia đình quy định "công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung".

Trong trường hợp này, tài sản chung chính là cổ phần và vốn góp: 90% cổ phần tại Công ty Cổ phần Đầu tư Trung Nguyên (TNI), 30% tại Công ty cổ phần Tập đoàn Trung Nguyên (TNG), 15% cổ phần tại công ty cổ phần Cà phê hòa tan Trung Nguyên, 15% cổ phần tại công ty cổ phần Cà phê Trung Nguyên, 15% cổ phần tại công ty cổ phần Trung Nguyên Franchising, 30% phần vốn góp tại Công ty TNHH Đầu tư Du lịch Đặng Lê, 30% phần vốn góp tại công ty TNHH Vũ Nguyên Đắk Nông.

Theo bà Thảo, việc đánh giá không đúng pháp luật về công sức khởi nghiệp đã khiến dư luận hiểu sai bản chất của vấn đề pháp lý mấu chốt này. "Tiêu chí" ông Vũ là linh hồn của Trung Nguyên không có ý nghĩa về mặt pháp lý, cũng như không phải là công sức tạo lập tài sản chung.

7 công ty của Tập đoàn Trung Nguyên được thành lập trong thời kỳ hôn nhân, và được hai vợ chồng phân vai quản lý, điều hành từ những ngày đầu. Như vậy, công sức đóng góp của hai vợ chồng đối với Trung Nguyên là ngang nhau. Cả hai đều có đóng góp như nhau trong việc tạo lập, duy trì và phát triển số cổ phần và phần vốn góp tại các công ty của Tập đoàn Trung Nguyên.

Theo PV
Sức Khỏe Cộng Đồng
Chia sẻ :
Từ khóa:
Other news
Gửi thảo luận trên Facebook

 Ban biên tập báo điện tử Vglobalnews
Địa chỉ: Bangkok-Thailand
Email: 
vglobalnews@gmail.com