Toggle navigation
Có nên quản lý dịch vụ truyền hình xuyên biên giới trên Internet?
13/01/2019 | 03:09 GMT+7
Chia sẻ :
Song hành cùng dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền thì vài năm gần đây, dịch vụ phát thanh, truyền hình xuyên biên giới qua Internet đã phát triển mạnh trên thế giới lẫn ở Việt Nam. Liệu có nên quản lý dịch vụ mới này theo như cách mà Bộ Thông tin và Truyền thông đang dự thảo nghị định quản lý các hoạt động này?

Kênh truyền hình trực tuyến của FPT. Ảnh chụp màn hình.

Theo Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT), hiện cả nước có 33 doanh nghiệp được cấp phép cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền, trong đó có 15 doanh nghiệp được cấp phép cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình  trên mạng Internet (7 doanh nghiệp viễn thông và 8 doanh nghiệp đã có hoạt động cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền. Hiện nay, theo đánh giá của bộ này thì thì dịch vụ truyền hình trả tiền cáp, mặt đất, vệ tinh mới không có doanh nghiệp đăng ký mới, trong khi loại hình cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình qua mạng Internet đã tăng nhanh, dự đoán còn tiếp tục tăng.

Một thực tế phát sinh của dịch vụ phát thanh truyền hình là xuất hiện thêm loại hình dịch vụ gồm các nội dung phát thanh, truyền hình theo yêu cầu như phim, các nội dung cả hình ảnh và âm thanh khác trong nước và nước ngoài, do các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài qua mạng Internet xuyên biên giới cung cấp tại Việt Nam. Đây là xu hướng không chỉ ở Việt Nam mà trên thế giới, các doanh nghiệp chuyển dịch sang dịch vụ chỉ cung cấp nội dung theo yêu cầu mà không cung cấp kênh.

Xu thế phát triển Internet băng rộng hiện nay đã đáp ứng việc xem các chương trình phát thanh, truyền hình chất lượng cao qua hạ tầng mạng Internet, đối với việc truy cập Internet có dây đã được quang hóa đến tận thuê bao (FTTH), đối với việc truy cập Internet không dây như hệ thống thông tin di động 3G, 4G và tiến tới 5G. Trên nền tảng mạng truy cập Internet này, các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp nước ngoài qua mạng Internet, đã cung cấp các dịch vụ theo yêu cầu xuyên biên giới tại Việt Nam.

Các nội dung theo yêu cầu như các đoạn chương trình phát thanh, truyền hình; phim; chương trình truyền hình thực tế (gameshow); các đoạn âm thanh, hình ảnh có tính chất phát thanh, truyền hình đến người xem tại Việt Nam.

Các thiết bị thông minh cầm tay hiện nay (như điện thoại di động, máy tính bảng,…) đã trở nên phổ biến đối với người dùng tại Việt Nam, như vậy, với việc sử dụng các thiết bị thông minh cầm tay, cài đặt ứng dụng Internet và thông qua mạng Internet để truy cập, sử dụng dịch vụ đã trở nên hết sức thuận tiện và phổ biến.

Hiện nay, trong nước có Công ty cổ phần truyền thông FPT; ngoài nước có Netflix, Iflix, Spotify đang cung cấp phim truyền hình; các gameshow; trò chơi trên truyền hình; trò chơi âm nhạc; chương trình phát sóng trực tiếp; các nội dung đơn lẻ về phát thanh, truyền hình.

Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn
Chia sẻ :
Từ khóa:
Other news
Gửi thảo luận trên Facebook

 Ban biên tập báo điện tử Vglobalnews
Địa chỉ: Bangkok-Thailand
Email: 
vglobalnews@gmail.com