Toggle navigation
Ninh Bình: Thêm dự án hơn 2.000 tỷ đội vốn lên gần 10.000 tỷ đồng
25/05/2018 | 10:04 GMT+7
Chia sẻ :
Trong khi dư luận xôn xao về dự án nạo vét sông Sào Khê (Ninh Bình) từ 72 tỷ “nở” lên thành 2.595 tỷ đồng, Người Làm Báo nhận được phản ánh của bạn đọc thêm một dự án nạo vét lòng sông Đáy cũng ở Ninh Bình từ 2.078 tỷ đồng đội vốn lên 9.720 tỷ đồng do tập đoàn Xuân Thành thực hiện.

Dự án nạo vét sông Đáy - Ninh Bình (ảnh) do tập đoàn Xuân Thành thực hiện bị đội vốn gấp gần 5 lần

Dự án nạo vét sông Đáy đoạn từ cầu Gián Khẩu đến cửa Đáy và các tuyến qua sông Đáy có tổng chiều dài khoảng 77km được phê duyệt Quyết định số 896 ngày 30/9/2010 của UBND tỉnh Ninh Bình.

Dự án nạo vét sông Đáy nêu trên do Sở NN & PTNT tỉnh Ninh Bình làm chủ đầu tư, với vốn thực hiện ban đầu là 2.078 tỷ đồng từ ngân sách Nhà nước với thời gian triển khai từ năm 2010 đến năm 2015. Nhà thầu thi công dự án nạo vét sông Đáy là Tập đoàn Xuân Thành Ninh Bình (tháng 7/2015 tập đoàn này đổi tên thành Thai Group). Tuy nhiên, điều khiến dư luận quan tâm là chỉ sau 2 năm, vào năm 2012, dự án này được điều chỉnh lên 9.720 tỷ đồng (tăng 7.642 tỷ đồng).

Chỉ cần nhẩm tính cũng có được kết quả sơ bộ, chi phí cho nạo vét 1km sông Đáy lên tới hơn 120 tỷ đồng. Trong khi đó, theo tìm hiểu của phóng viên, với chủ trương xã hội hoá cho các doanh nghiệp nạo vét tận thu cát sỏi như hiện nay (do Cục Đường thuỷ Nội địa - Bộ GTVT thực hiện), Nhà nước thậm chí không tốn một xu chi cho nạo vét luồng lạch tại các con sống chứ chưa nói đến khoản chi phí khủng như trên.

Trở lại dự án nạo vét sông Đát kể trên, theo tìm hiểu của phóng viên từ phản ánh của bạn đọc, từ ngày 9/5/2012, Thanh tra Chính phủ (TTCP) đã có Kết luận số 1121 cho biết dự án không được áp dụng hình thức chỉ định thầu theo Điều 20 Luật Đấu thầu và Điều 41, Nghị định 58 năm 2008 của Chính phủ. Mặt khác, dự án nạo vét sông Đáy kể trên đã được UBND tỉnh Ninh Bình phê duyệt khi chưa có “báo cáo kết quả thẩm định”.

Cũng theo phản ánh của bạn đọc,  ngoài dự án nạo vét sông Đáy nêu trên, Tập đoàn Xuân Thành cũng là đơn vị thi công nhiều dự án khủng với vốn đầu tư hàng nghìn tỷ đồng trên địa bàn tỉnh Ninh Bình mà chúng tôi sẽ tiếp tục phản ánh trong các bài viết sau.

Ngày 21/5, Tổng Kiểm toán Nhà nước KTNN) Hồ Đức Phớc trình bày báo cáo kiểm toán quyết toán ngân sách Nhà nước (NSNN) tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khó 14, nhấn mạnh về tình trạng phê duyệt dự án đầu tư khi chủ trương đầu tư chưa được phê duyệt, chưa đủ thủ tục, không phù hợp với quy hoạch vùng, không thuộc giai đoạn 2016-2020 hoặc trùng lắp với dự án khác đã được phê duyệt. Có trường hợp phê duyệt vượt định mức; quyết định đầu tư chưa xác định rõ nguồn vốn, thời gian thực hiện dự án; xác định tổng mức đầu tư còn sai sót, thiếu chính xác, phải điều chỉnh nhiều lần với giá trị lớn.

Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc đã đề cập tới dự án nạo vét, xây kè, bảo tồn cảnh quan sông Sào Khê, tỉnh Ninh Bình. Dự án này đã điều chỉnh tổng mức đầu tư tăng 36 lần (từ 72 tỷ đồng lên 2.595 tỷ đồng).

Trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội ngày 22/5, bà Nguyễn Thị Thanh – Bí thư Tỉnh uỷ Ninh Bình giải thích dự án Sào Khê ban đầu quy mô nhỏ nhưng khi làm lại vướng khu cố đô nên phải mở rộng, giải tỏa mặt bằng, lo tái định cư nên dẫn đến đội vốn. Nguyên nhân chính là do khảo sát không kỹ.

“Lỗi ở đây chính là câu chuyện cơ chế. Đầu tiên dự án vào danh mục thì địa phương vốn ít nên làm dự án nhỏ, nhưng khi được phê duyệt, triển khai thì yêu cầu điều chỉnh nên nó cứ 'nở' dần”, Bí thư Ninh Bình Nguyễn Thị Thanh phân trần.

Theo Ngô Trí
Người Làm Báo
Chia sẻ :
Từ khóa:
Other news
Gửi thảo luận trên Facebook

 Ban biên tập báo điện tử Vglobalnews
Địa chỉ: Bangkok-Thailand
Email: 
vglobalnews@gmail.com