Toggle navigation
Người nước ngoài đổ về Việt Nam khám bệnh vào dịp cuối năm
12/01/2019 | 06:41 GMT+7
Chia sẻ :
Bộ Y tế ước tính con số này vào khoảng 300.000 người nước ngoài, bà con Việt kiều về Việt Nam khám chữa bệnh, sử dụng các dịch vụ y tế; Trong đó hơn 50.000 người điều trị nội trú, thời điểm tập trung nhiều bệnh nhân nước ngoài thường vào những dịp cuối năm. Bệnh nhân người nước ngoài thường lựa chọn các dịch vụ như: Can thiệp tim mạch, nha khoa, ngoại khoa, ung thư và thẩm mỹ.

Theo thống kê có tới 300.000 người nước ngoài và Việt kiều chọn Việt Nam là nơi khám bệnh vào năm 2018.

Theo Bộ trưởng, không thể phủ nhận vai trò quan trọng của y tế cơ sở được coi là “người gác cổng” của hệ thống y tế chăm sóc sức khỏe ban đầu, là nơi dễ tiếp cận với chi phí thấp, giảm quá tải bệnh viện tuyến trên.

Cũng trong năm 2018 ngành Y tế cũng đã có những thành tựu được Bộ Y tế quan tâm nhất đó chính là hiện tượng kéo ngược bệnh nhân. Theo Bộ trưởng, việc kéo ngược này thể hiện ở số lượng người nước ngoài về Việt Nam chữa bệnh nhiều hơn, người chữa bệnh ở tuyến trung ương dần chuyển về huyện, huyện về xã…

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, ước tính con số này vào khoảng 300.000 người nước ngoài, bà con Việt kiều về Việt Nam khám chữa bệnh, sử dụng các dịch vụ y tế; Trong đó hơn 50.000 người điều trị nội trú, thời điểm tập trung nhiều bệnh nhân nước ngoài thường vào những dịp cuối năm.

Bệnh nhân người nước ngoài thường lựa chọn các dịch vụ như: Can thiệp tim mạch, nha khoa, ngoại khoa, ung thư và thẩm mỹ. 

Bộ trưởng Bộ Y tế phân tích, nguyên nhân chính để nhiều người nước ngoài, kể cả những nước phát triển như Mỹ, Canada… sang Việt Nam là do chi phí điều trị ở Việt Nam có "giá mềm" hơn so với các nước trong khi chất lượng của các kỹ thuật tương đương nhau, bác sĩ tay nghề giỏi, tỷ lệ thành công cao. Trong khi đó chỉ có 40.000 lượt bệnh nhân Việt Nam ra nước ngoài khám.

Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đánh giá kỹ thuật của các bác sĩ Việt Nam thương đương với nhiều nước phát triển trong khu vực.

Để có được thành công đó, trong thời gian qua nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, hiện đại đã được nghiên cứu, ứng dụng thành công trong dự phòng và điều trị, một số kỹ thuật chuyên môn cao đã trở thành thường quy, được thực hiện tại nhiều bệnh viện trung ương và tuyến tỉnh, thậm chí xuống tuyến huyện.

Tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn cho cán bộ trạm y tế về nguyên lý y học gia đình. Cùng với đó là ban hành mới và sửa đổi một số cơ chế, chính sách, tạo điều kiện cho y tế cơ sở phát huy vai trò là tuyến đầu trong chăm sóc sức khỏe, có uy tín và chất lượng. Làm chủ kỹ thuật Từ năm 2008 đến nay, ngành Y tế đã được bố trí gần 55.000 tỷ để đầu tư 766 bệnh viện Trung ương, tỉnh, huyện và hàng trăm phòng khám đa khoa khu vực, bộ mặt cơ sở khám chữa bệnh từ tỉnh, huyện, cơ sở y tế vùng sâu, vùng xa đã được thay đổi rõ rệt.

Thực hiện đột phá về khoa học công nghệ, Việt Nam là một trong 39 nước làm chủ được công nghệ sản xuất vắc xin, tự nghiên cứu sản xuất và cung ứng đủ 11/12 loại vắc xin cho Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia. Sau nhiều năm triển khai thực hiện, Hệ thống quản lý quốc gia về vắc xin (NRA) đã được Tổ chức Y tế Thế giới công nhận, đảm bảo hành lang pháp lý để vắc xin Việt Nam xuất khẩu.

Bên cạnh đó, Việt Nam đã làm chủ công nghệ ghép đa tạng, ngoài các kỹ thuật thường quy về ghép tim, ghép gan, ghép thận, ghép tủy, giác mạc,.. năm 2015 thực hiện thành công ghép đa tạng; làm chủ và chuyển giao nhiều kỹ thuật nội soi can thiệp cho các nước (như nội soi can thiệp trong bệnh mạch não, bệnh tim mạch, bệnh gan mật, bệnh lý cột sống, nội tiết, nhi khoa,…).

Theo Chí Hiếu
Sức Khỏe Cộng Đồng
Chia sẻ :
Từ khóa:
Other news
Gửi thảo luận trên Facebook

 Ban biên tập báo điện tử Vglobalnews
Địa chỉ: Bangkok-Thailand
Email: 
vglobalnews@gmail.com