Toggle navigation
'Rộng cửa' việc làm cho thực tập sinh Nhật Bản về nước
23/11/2018 | 10:38 GMT+7
Chia sẻ :
Lâu nay, nhiều người vẫn biết rằng lực lượng lao động từ nước ngoài trở về là một nguồn nhân lực có giá trị. Tuy nhiên, trên thực tế phần lớn số lao động này sau khi về nước lại đều phải “tự bơi” để mưu sinh theo nhiều cách khác nhau. Đó quả là một sự lãng phí!
Một thời, phần lớn người lao động được đưa đi làm việc ở nước ngoài chủ yếu là nhằm mục đích giải quyết việc làm và tăng thu nhập, giảm nghèo cho bản thân và gia đình. Đó là khoảng thời gian mà nhiều doanh nghiệp XKLĐ ồ ạt đưa người lao động sang Malaysia, Qatar, Đài Loan… làm các công việc phổ thông, không đòi hỏi nhiều đến các kỹ năng, kỹ thuật.

Đi xuất khẩu lao động không chỉ để… kiếm tiền

"Thu nhập ở Việt Nam chỉ 3-4 triệu, trong khi đi làm ở nước ngoài với hợp đồng 3 năm được trên dưới chục triệu đồng mỗi tháng, trừ chi phí sinh hoạt thì mỗi lao động cũng còn tích lũy được từ vài chục đến một vài trăm triệu đồng. Khi về nước, họ có thể lấy số tiền đó làm vốn để tiếp tục kinh doanh, hoặc ít nhất cũng giúp gia đình thoát nghèo, vậy là ổn rồi!", không ít giám đốc donh nghiệp XKLĐ khi ấy quan niệm như vậy.

hế nhưng, những thị trường dành cho lao động phổ thông dần thu hẹp, trong khi chính bản thân người lao động cũng không còn "mặn mà" với những thị trường này, khi mức thu nhập của người lao động trong nước cũng được nâng lên đáng kể trong những năm gần đây, nên quan điểm về mục đích của chuyến đi làm việc ở nước ngoài cũng phải dần thay đổi.

"Quan điểm của chúng tôi là, ngay từ đầu phải định hướng người lao động đi sang Nhật Bản làm việc không phải là xuất khẩu lao động – tức chỉ "bán" sức lao động kiếm tiền, mà thực chất là họ được đưa đi nâng cao năng lực làm việc và các kỹ năng, bao gồm cả kỹ năng quản lý trong một môi trường văn minh, tiên tiến. Đó chính là điểm mấu chốt để thay đổi tư duy của người lao động, nhằm mở ra nhiều hướng đi cho họ sau thời gian làm việc ở nước ngoài" – ông Lê Long Sơn, Tổng giám đốc công ty Esuhai (quận Tân Bình, TP.HCM) cho biết.

"Nếu người lao động không được định hướng tốt trước khi đi, thì họ sẽ bỏ lỡ nhiều cơ hội cọ xát, bỏ qua tư duy học hỏi từ người Nhật. Xuất phát từ thực tế đó, Esuhai quyết định làm "ngược quy trình": Trong chương trình đào tạo trước khi đi, chúng tôi không chỉ tập trung dạy ngoại ngữ, mà còn đặc biệt quan tâm đến giáo dục tư cách tác phong, định hướng mục tiêu ngắn và dài hạn cho cuộc sống… Chương trình này kéo dài trong thời gian 1 năm. Trong đó, Tổng giám đốc trực tiếp đào tạo về định hướng nhằm thay đổi tâm thế của người lao động khi sang làm việc tại Nhật. Vì thế, hầu hết học viên của Esuhai khi sang Nhật rất quan tâm chuyện học hành để chuẩn bị lộ trình sau khi về nước. Cái quan trọng không phải là chuyên môn, mà quan trọng là ngoại ngữ, hiểu được văn hóa người Nhật, người lao động sau 3-5 năm trở về là nguồn lực quý cho thị trường lao động Việt Nam", ông Sơn chia sẻ thêm.

Thực tập sinh sau thời gian làm việc tại Nhật Bản, khi trở về sẽ được công ty tìm và giới thiệu việc làm phù hợp

Đi là để học, để trở về

Chương trình thực tập sinh là cơ hội để người mới ra trường có thể kinh qua 3-5 năm trong nhà máy, trong môi trường làm việc hiện đại, kỷ luật và văn minh của Nhật Bản. Đó là chỗ để người lao động có thể rèn luyện từ tay nghề cho tới tư duy quản lý: Trong môi trường của một nhà máy, được thực hành máy sống, nguyên liệu tươi, thành phẩm chất lượng Nhật. Vì thế, họ phải am hiểu tường tận quy trình sản xuất ra một dòng sản phẩm trong các lĩnh vực tại Nhật.

Từ những lao động có chất lượng này này, nhiều cơ hội sẽ được mở ra cho người lao dộng – ngay trong thời gian làm việc ở Nhật Bản, nhất là những thực tập sinh này đều nhận được sự quan tâm và tin tưởng của người Nhật, để họ có thể truyền thụ lại những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, đồng thời thiết lập mối quan hệ tốt với người Nhật.

Điều này đã được chính một số thực tập sinh chia sẻ sau khi trở về nước và có được việc làm tốt. Võ Hoàng Phong, hiện công tác tại công ty Kobayashi (quận 7, TP.HCM) cho biết: "Trước khi đi, tôi đã tốt nghiệp Đại học Công nghệ TP.HCM chuyên ngành gia công cơ khí, sang Nhật cũng làm đúng chuyên ngành được đào tạo. Nhờ được chuẩn bị tư tưởng và trang bị đầy đủ kỹ năng trước khi đi, nên trong thời gian làm việc tại Nhật Bản, tôi được người phụ trách tin tưởng, không chỉ hướng dẫn tận tình về kỹ năng chuyên môn mà còn giao một số công việc liên quan đến quản lý. Tôi cũng có ý thức tìm hiểu, nghiên cứu về văn hóa và tác phong làm việc của người Nhật Bản, trau dồi thêm năng lực tiếng Nhật. Vì thế, sau khi về nước, tôi đã được tiếp nhận vào làm tại một doanh nghiệp  của Nhật Bản với vị trí Kỹ sư cơ khí, thu nhập tốt và có cơ hội thăng tiến".

Được biết, ngay trong thời gian làm việc ở Nhật, một số thực tập sinh đã chủ động liên hệ với các doanh nghiệp ở Việt Nam để tìm việc làm. Vì thế, ngay sau khi về nước, họ đã có nơi tuyển dụng. Tuy nhiên, vẫn có một số chưa có khả năng xin việc. Để tạo cơ hội cho số người này, Esuhai tổ chức lớp quản lý sản xuất khai giảng hàng tháng, đào tạo trong 3 tuần, mỗi ngày học 8 tiếng. Học viên do công ty đưa đi thì được đào tạo miễn phí, dạy nền tảng vi tính văn phòng, đào tạo kiến thức kỹ năng quản lý… Chương trình do các quản lý đang làm việc trong các nhà máy Nhật trực tiếp đào tạo. Khóa đào tạo xong thì thực tập tự xin việc hoặc công ty hỗ trợ. Lớp này đã mở được khoảng 7 năm, với hàng nghìn lượt học viên, hầu hết sau đó đều có việc làm.

 Nhiều thực tập sinh đã tìm được việc làm tốt sau khi tham gia khóa quản lý sản xuất do công ty Esuhai tổ chức.
 
Nói về cách thức nhằm nắm bắt thông tin, nhu cầu của thực tập sinh, ông Lê Long Sơn chia sẻ: Khi thực tập sinh về nước, công ty tổ chức lễ đón - coi như ngày "tốt nghiệp". Ở đó, những thực tập có thành tích tốt sẽ được khen thưởng, ví dụ như như có chứng chỉ tiếng Nhật N1 thì thưởng 10 triệu, N2 thưởng 2 triệu. Đây cũng là nơi mà những thực tập sinh mới về nước chia sẻ kinh nghiệm với những học viên chuẩn bị đi. Nhưng quan trọng hơn, đó là nơi để bộ phận chuyên trách giới thiệu việc làm cho thực tập sinh về nước (quản lý trang thông tin vieclamjapan.com) lấy thông tin từng cá nhân để các công ty Nhật có nhu cầu thì truy cập để tìm kiếm ứng viên.

"Thật ra, trước khi học viên đi đã đăng ký hồ sơ, trong quá trình làm bên Nhật thì thường xuyên cập nhật, sau đó "đóng gói" hồ sơ. Hiện trang web này có cơ sở dữ liệu hơn 10.000 người biết tiếng Nhật, thích hợp với môi trường làm việc tại các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại Việt Nam. Hàng tháng có hơn 100 thực tập sinh về nước. Bộ phận vieclamjapan.com sẽ tư vấn, lưu lại hồ sơ, công ty tiếp tục tìm kiếm các cơ hội việc làm phù hợp, bảo đảm sau khi thực tập sinh về, hoặc tự thân vận động, hoặc được hỗ trợ, đều không sợ bị thất nghiệp. Đến nay, trong số hơn 4.000 người đang làm việc trong các doanh nghiệp Nhật Bản, đã có nhiều người trở thành giám đốc, quản lý cao cấp (cả kỹ thuật và hành chính) hoặc tự thành lập doanh nghiệp", Tô Nguyễn Bảo Ngọc, chuyên viên tư vấn của Bộ phận giới thiệu việc làm, cho biết.

Lê Hoàng Cát Tiên là một ví dụ: Với trình độ tiếng Nhật N3, sau khi trở về nước vào tháng 3/2018, cô được tham gia lớp quản lý sản xuất của Esuhai với thời gian đào tạo 3 tuần. Hiện cô được tiếp nhận vào làm tại Công ty SHOWA ở vị trí chuyên viên kinh doanh.

Ông Lê Long Sơn cho biết, Esuhai không dừng lại ở đó, mà hướng đầu tư lâu dài, để trong tương lai hễ nói đến nguồn nhân lực Việt Nam biết tiếng Nhật và có chất lượng thì doanh nghiệp sẽ nghĩ ngay đến Esuhai.

Theo Hoàng Tôn
Người Lao Động
Chia sẻ :
Từ khóa:
Other news
Gửi thảo luận trên Facebook

 Ban biên tập báo điện tử Vglobalnews
Địa chỉ: Bangkok-Thailand
Email: 
vglobalnews@gmail.com