Toggle navigation
Dưới lớp bùn ấy là đồng bào mình không may nằm lại...
03/11/2020 | 11:53 GMT+7
Chia sẻ :
33 người đã may mắn thoát nạn trong vụ sạt lở kinh hoàng ở Trà Leng. Nhưng người dân Trà Leng không vui, bởi vẫn có rất nhiều người không may mắn, nhiều người đến nay vẫn còn nằm lại dưới lớp bùn đất.

Trà Leng trước và sau vụ sạt lở. Nguồn: Dân Trí

Dưới lớp bùn ấy là đồng bào mình không may nằm lại... - 1
Thôn 1, xã Trà Leng, huyện Nam Trà My thời điểm trước khi xảy ra sạt lở vùi lấp hàng chục người, những mái nhà yên bình nằm dưới chân núi...

Dưới lớp bùn ấy là đồng bào mình không may nằm lại... - 2
Giờ đây cả thôn đã bị "xóa sổ". Những gì còn lại của thôn 1, Trà Leng giờ chỉ là một màu xám nâu của bùn đất.

Dưới lớp bùn ấy là đồng bào mình không may nằm lại... - 3
Những gì còn sót lại của hai dãy nhà chỉ là chiếc chuồng nuôi gia súc và mảng tường của nhà vệ sinh

Dưới lớp bùn ấy là đồng bào mình không may nằm lại... - 4
Tất cả không còn gì, thiệt hại nặng nề về người và tài sản.

Dưới lớp bùn ấy là đồng bào mình không may nằm lại... - 5
Anh Lê Công Tiến may mắn cứu được vợ và đứa con gái nhưng vẫn còn một con trai vẫn mất tích  

Dưới lớp bùn ấy là đồng bào mình không may nằm lại... - 6
Lối vào trung tâm xã Trà Leng vẫn chưa được khơi thông

Dưới lớp bùn ấy là đồng bào mình không may nằm lại... - 7
Lực lượng tìm kiếm, cứu hộ cứu nạn vô cùng vất vả ở Trà Leng.

Dưới lớp bùn ấy là đồng bào mình không may nằm lại... - 8
Đoàn người gùi thực phẩm đi đường vòng mang hàng cứu trợ vào Trà Leng.

Dưới lớp bùn ấy là đồng bào mình không may nằm lại... - 9

Dưới lớp bùn ấy là đồng bào mình không may nằm lại... - 10
Sẽ mất khoảng thời gian rất dài để Trà Leng phục hồi, sắp xếp lại nỗi đau.

Dưới lớp bùn ấy là đồng bào mình không may nằm lại... - 11
Hình ảnh chụp tại một đám cưới nằm lẫn trong bùn đất. Trà Leng giờ phải tạm gác lại đau thương để nghĩ về tương lai tái thiết phía trước.

Dưới lớp bùn ấy là đồng bào mình không may nằm lại... - 12
“Mất thì cũng đã mất rồi, giờ chúng tôi phải nghĩ đến chuyện ổn định cuộc sống, phục hồi lại tất cả”, ông Lê Văn Khoa, có họ hàng còn mất tích chia sẻ.

Anh Lê Công Tiến có vợ và 2 con bị vùi trong đống đất đá. Sau đó anh một mình đào bới cứu được vợ và 1 người con, còn một đứa con trai của anh mất tích.

"Lúc đó nước lớn quá, tôi lo dọn nhà. Bất ngờ có tiếng nổ đùng một phát là đi hết cái nhà luôn, không kịp làm gì hết, không kịp chạy luôn. Mấy người kia chạy không kịp, chết luôn. Không còn nhà nào nữa”, anh Lê Công Tiến vẫn còn một đứa con chưa tìm thấy, bàng hoàng kể.

Còn anh Hồ Văn Kim (dân tộc M’Nông), người đã cứu được 2 người đưa ra ngoài đường để đưa xuống Trung tâm y tế vẫn còn nhớ khoảnh khắc lúc đó. Sau khi nghe tiếng nổ lớn rồi sau đó mình xuống cứu bà con, đường sạt lở hết.

“Tình hình lúc ấy rối lắm, nhiều người bị vùi lấp nên tôi chỉ biết xem có thể cứu được ai thì cứu. Quay đi quay về để cõng một người ra trạm xá là khoảng 40km, tôi chỉ có thể cõng hai lần thôi”, anh Hồ Văn Kim nói.

Công tác tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ vẫn diễn ra liên tục và hết sức cẩn trọng. Trong bầu không khí tang thương ấy, hàng trăm cán bộ chiến sĩ miệt mài nhấc từng tảng đá, từng khối bê tông, thanh gỗ… để lục tìm đồng bào.

Lấy tay cẩn thận móc từng viên gạch vùi trong bùn đất, chiến sĩ Trần Minh Hiếu (21 tuổi, quê Núi Thành, công tác ở Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Nam) cùng đồng đội không dám dùng đến cuốc khi phát hiện có thi thể.

Hiếu nói: “Sau khi phát hiện được địa điểm nghi vấn có nạn nhân bị vùi bên dưới, chúng tôi dùng tay từ từ nâng những cục đá cũng như cào những lớp bùn nhão sang một bên. Vì ở dưới lớp đất bùn ấy là người dân, là đồng bào mình không may nằm lại dưới đó”.

Dưới lớp bùn ấy là đồng bào mình không may nằm lại... - 13
Công tác cứu hộ khẩn trương nhưng luôn thận trọng và tỉ mỉ

Dưới lớp bùn ấy là đồng bào mình không may nằm lại... - 14
Có những lúc, các chiến sĩ phải dùng tay không bới đất khi nghi ngờ có thi thể bên dưới

Dưới lớp bùn ấy là đồng bào mình không may nằm lại... - 15Dưới lớp bùn ấy là đồng bào mình không may nằm lại... - 15
Những cán bộ, chiến sĩ ý thức được bên dưới lớp bùn đất này chính là xương thịt của đồng bào...

Ông Phan Quốc Cường, Chủ tịch UBND xã Trà Leng, nói vụ lở đất nằm ngoài dự kiến của địa phương. Theo kinh nghiệm từ các trận mưa lũ trước, con suối chảy qua hiện trường lượng nước không quá lớn, khu vực đồi núi trung bình. Nóc Ông Đề, nơi 14 hộ dân gặp nạn, được nhận định chưa phải là điểm nguy cơ cao về sạt lở. Trong đợt mưa bão, đây cũng là điểm an toàn để bà con sơ tán.

"Những gia đình mất hết người thân thì xã sẽ lo hậu sự. Với người mất nhà cửa, xã cùng huyện hỗ trợ họ sớm ổn định lại cuộc sống", ông Cường nói và khuyến cáo người dân ở khu vực đồi cao, chân núi, nếu nghe tiếng nổ cần nhanh chóng tìm nơi thoáng, cao để thoát nạn. Ngoài sạt lở núi, mưa lũ còn cuốn trôi khoảng 20 nhà dân trong xã Trà Leng.

Trong vụ lở núi ở xã Trà Leng, có 33 người đã may mắn sống sót, có 8 thi thể được tìm thấy, còn 14 người đang mất tích. Vụ sạt lở ở xã Trà Vân khiến 20 người gặp nạn, trong đó 12 người bị thương, 8 người tử vong đã tìm thấy thi thể.

Theo Phạm Nguyễn
Dân Trí
Chia sẻ :
Từ khóa:
Other news
Gửi thảo luận trên Facebook

 Ban biên tập báo điện tử Vglobalnews
Địa chỉ: Bangkok-Thailand
Email: 
vglobalnews@gmail.com