Toggle navigation
Tạp chí Financial Times: Việt Nam đáng được tuyên dương bởi nhứng nỗ lực chống dịch hiệu quả.
25/03/2020 | 12:50 GMT+7
Chia sẻ :
Vừa qua, trong bài viết về các biện pháp chống dịch Covid-19 của Việt Nam, Thời báo Tài chính (Financial Times) đã nhận xét: Hà Nội đã huy động một cách hiệu quả các nguồn lực còn hạn chế trong nước nhằm tập trung cho chiến lược “cách ly người nhiễm và những người có tiếp xúc”.  Vglobalnews xin đăng lại toàn bộ bài báo của tạp chí này để độc giả trong và ngoài nước được biết.
Niềm hân hoan con trẻ phố Trúc Bạch thời điểm dỡ lệnh cách ly y tế. Ảnh VGP- Thương trường

Trong khi 96 triệu người dân Việt Nam vẫn còn đang tận hưởng không khí hân hoan của Tết nguyên đán 2020 thì Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã triệu tập một cuộc họp Chính phủ để thông báo về cuộc chiến chống lại vi-rút Corona.  

Trong bối cảnh dịch bệnh từ Trung Quốc bắt đầu có xu hướng vượt qua biên giới và lan rộng sang các quốc gia khác, thủ tướng Phúc đã cảnh báo nó sẽ sớm xuất hiện ở Việt Nam. “Chống dịch như chống giặc”, ông đã tuyên bố ngay từ thời điểm cuối tháng 1/2020.

Ngay sau đó, dưới sự lãnh đạo cương quyết của mình, Chính phủ Việt Nam đã chứng minh được tính hiệu quả cao trong việc hạn chế sự lây lan của bệnh dịch, bất chấp điều kiện trong nước còn nhiều hạn chế. 

Trong khi các quốc gia có điều kiện như Hàn Quốc áp dụng chiến lược “xét nghiệm diện rộng” thì Việt Nam lại tập trung vào việc “cách ly người nhiễm và những người có tiếp xúc”.

 “Xét nghiệm diện rộng là rất tốt, nhưng nó còn phụ thuộc vào nguồn lực của mỗi quốc gia”, ông Trần Đắc Phú, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, cơ quan tương đương Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ, cho biết. “Điều quan trọng là chúng ta phải biết chính xác những người có tiếp xúc với các bệnh nhận hoặc trở về từ vùng dịch rồi sau đó mới tiến hành xét nghiệm”.


Bên cạnh quyết tâm trong việc tìm ra những người có tiếp xúc với bệnh nhân thì lệnh cách ly bắt buộc cũng được áp dụng một cách triệt để. Thêm vào đó, những sinh viên ngành Y năm cuối hay các bác sĩ về hưu cũng được huy động tham gia vào cuộc chiến này.


“Nếu trong khu dân cư có  bất cứ một trường hợp nhiễm bệnh nào, ngay lập tức chúng tôi sẽ có báo cáo””.
Ông Trương Hữu Khanh, Bệnh viện Nhi đồng thành phố Hồ Chí Minh

Cuồi tuần qua, Hà Nội đã áp dụng lệnh cách ly bắt buộc đối với tất cả những người nhập cảnh vào Việt Nam đồng thời hủy toàn bộ các chiến bay quốc tế.

 “Chúng tôi phải huy động toàn bộ xã hội vào cuộc chiến này và áp dụng tất cả các biện pháp có thể để ngăn dịch bệnh bùng phát. Trong các biện pháp đó, việc phát hiện sớm các ca bệnh và cách ly họ là điều vô cùng quan trọng”, ông Phú cho biết.

Theo báo cáo (tại thời điểm bài báo được viết), Việt Nam đã ghi nhận 123 trường hợp nhiễm vi-rút Corona và chưa có bất kì ca tử vong nào. Những ca nhiễm mới đều nằm trong “đợt sóng thứ hai”: những người nhiễm bệnh trở về từ nước ngoài. Tính tới thời điểm ngày 20/3, Việt Nam đã xét nghiệm tổng cộng 15,637 người, một con số rất khiêm tốn so với 338,000 người tại Hàn Quốc

Cũng như nhiều quốc gia Đông Nam Á khác, số lượng các bộ  xét nghiệm hạn chế khiến cho con số người nhiễm trên thực tế có thể cao hơn, nhưng những hành động của Việt Nam (trong việc chống lại dịch bệnh) vẫn hết sức ấn tượng. Quốc gia này đã hủy toàn bộ các chuyến bay đi và đến từ Trung Quốc ngay từ ngày 1/2. Các trường học tại hai thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh cũng như nhiều tỉnh thành khác trên cả nước được yêu cầu đóng cửa từ sau Tết Nguyên đán.

Vào ngày 13/2 vừa qua, Việt Nam là quốc gia đầu tiên sau Trung Quốc áp dụng lệnh cách ly trên diện rộng. Chính phủ đã ra lệnh đóng cửa hoàn toàn một phần của tỉnh Vĩnh Phúc, phía bắc Hà Nội, nơi có hơn 10,000 người sinh sống sau khi phát hiện các bệnh nhân đầu tiên nhiễm vi-rút Corona. Đây là những công nhân trở về từ Vũ Hán, Trung Quốc.

Trong khi quốc gia láng giềng Thái Lan bị chỉ trích vì những phản ứng có phần chậm chạp trong việc đối phó với vi-rút Corona thì Việt Nam lại nhận được sự ngợi khen từ các chuyên gia y tế. Ông Kidong Park, đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam đã biểu dương những “hành động hết sức chủ động và quyết liệt” của Chính phủ Việt Nam.

Thành công của Việt Nam trong việc ngăn ngừa dịch Covid-19 có được là nhờ sự huy động tổng hợp các nguồn lực xã hội, đặc biệt là lực lượng vũ trang và cán bộ y tế . Bên cạnh đó, sự giám sát chặt chẽ (những người nhiễm bệnh và những người có tiếp xúc) và nguồn tin báo quần chúng cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng. Đây là những điều rất khó đạt được tại Hoa Kỳ hay các quốc gia châu Âu.

Báo chí nhà nước cũng rất tích cực trong việc tuyên truyền (về dịch bệnh). Dường như không hề có hiện tượng giấu dịch từ những người có thẩm quyền. Bộ Y tế thường xuyên gửi tin nhắn nhằm cảnh báo người dân về vi-rút Corona cũng như cung cấp các hướng dẫn về chăm sóc sức khỏe cá nhân.

Một điều tra xã hội học của Nielsen Việt Nam, một hãng nghiên cứu thị trường uy tín, cho thấy, phần lớn người dân Việt Nam có “hiểu biết và nhận thức cao” về các triệu chứng của Covid-19. Bên cạnh đó, nỗ lực dập dịch của chính phủ cũng nhận được sự ủng hộ rộng rãi của nhân dân. Trên mạng xã hội, rất nhiều người đã cổ vũ lực lượng y tế làm nhiệm vụ thông qua khẩu hiệu “Ở nhà là yêu nước”.

Tuy nhiên Việt Nam cũng gặp những khó khăn nhất định trong việc chống dịch, đặc biệt là vấn nạn “tin giả”. Khoảng 800 người đã bị phạt vì đưa các thông tin sai sự thật liên quan tới vi-rút Corona.

Hệ thống thông tin cơ sở đã giúp ích rất nhiều cho Việt Nam trong việc phát hiện các ca nhiễm. “Những người hàng xóm sẽ có ý thức cảnh báo nếu bạn trở về từ nước ngoài”. Ông Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Lây nhiêm bệnh viện Nhi Đồng Thành phố Hồ Chí Minh cho biết. “Nếu trong khu dân cư có  bất cứ một trường hợp nhiễm bệnh nào, ngay lập tức chúng tôi sẽ có báo cáo””.

Trả lời câu hỏi của Financial Times, bà Lê Thị Thu Hằng, người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết Hà Nội đã “áp dụng  các biện pháp một cách quyết liệt và phù hợp với tình hình thực tế nhằm ngăn ngừa dịch bênh. Cho tới thời điểm hiện tại, các ca nhiễm vi-rút Corona ở Việt Nam vẫn ở tỉ lệ thấp và chưa có bất kì một trường hợp tử vong nào”.

Theo Financial Times
Vglobalnews dịch
Chia sẻ :
Từ khóa:
Other news
Gửi thảo luận trên Facebook

 Ban biên tập báo điện tử Vglobalnews
Địa chỉ: Bangkok-Thailand
Email: 
vglobalnews@gmail.com