Toggle navigation
Không thể chống tham nhũng nếu không minh bạch
31/12/2018 | 11:15 GMT+7
Chia sẻ :
Tất Thành Cang, Phó bí thư Thành ủy TP.HCM đã bị Hội nghị Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam kỷ luật với số phiếu nhất trí 64%. Điều đó có nghĩa 36% tổng số đại biểu không đồng thuận. Sau khi kết quả được công bố, có nhiều ý kiến cho rằng những người không bỏ phiếu đồng thuận kỷ luật Tất Thành Cang thuộc bè phái tham nhũng cùng Tất Thành Cang, là những kẻ chống lại công cuộc “đốt lò” của ông Nguyễn Phú Trọng.
Với những gì đã được công khai, có lẽ Tất Thành Cang khó tránh được sự trừng phạt của pháp luật. Tuy nhiên, các sai phạm đó cụ thể như thế nào, có kết luận được động cơ vụ lợi của Cang hay không, sai phạm của Tất Thành Cang có nguyên nhân từ đâu … thì cần phải được làm rõ. Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Mọi đảng viên đều bình đẳng trước điều lệ Đảng. Các trường hợp vi phạm khác trong Đảng có được xử lý như Tất Thành Cang hay không. Khi đã đưa ra Hội nghị Trung ương để biểu quyết, thì đồng ý, không đồng ý hay có ý kiến khác là quyền của các ủy viên. Cho đến nay, không có bất cứ thông tin nào về về các ý kiến (có thể khác nhau) trong quá trình thảo luận để kỷ luật Tất Thành Cang. Không ai biết lý do tại sao 36% số ủy viên Trung ương không bỏ phiếu đồng thuận kỷ luật Tất Thành Cang. Có thể những người này yêu cầu làm rõ sai phạm của Cang hay yêu cầu một quy trình khác xử lý sai phạm của Cang hay thậm chí những người này còn có thể yêu cầu xử lý tổng thể vụ việc chứ không thể tách một mình cá nhân Cang để xử lý trước. Hiện chưa hề chưa có bản án nào kết tội Tất Thành Cang. Không thể dùng sự độc đoán để nhận định tỷ lệ “bao che” cho Cang là 36%. Nhiều người lên án “nhóm 36%” lại thường xuyên kêu gọi mở rộng dân chủ, đòi hỏi công lý từ Đảng Cộng sản và Nhà nước.


Ông Tất Thành Cang. Ảnh: Tiền Phong.

Sau khi kỷ luật Tất Thành Cang, trang nguoitieudung.com.vn có bài báo đặt vấn đề bao giờ thì Lê Thanh Hải (nguyên Bí thư TP.HCM) và Lê Hoàng Quân (nguyên Chủ tịch TP.HCM) sẽ “vào lò”. Bài báo đã bị gỡ bỏ nhưng vẫn kịp lan truyền. Nguyễn Tường Minh (được cho là tác giả bài báo) sau đó đã giải thích trên facebook: Báo Người Tiêu Dùng gỡ bài theo chỉ đạo của Vụ Báo chí xuất bản thuộc Ban tuyên giáo Trung ương; Nội dung bài báo là có căn cứ; Báo Người Tiêu Dùng sẵn sàng chờ đợi khiếu nại từ ông Lê Thanh Hải, Lê Hoàng Quân. Luật Báo Chí không hề có quy định nào cho phép Ban Tuyên giáo Trung ương yêu cầu các báo gỡ bài. Nguyễn Tường Minh gần đây được ca ngợi là một nhà báo dũng cảm thì không những chấp nhận gỡ bài không có căn cứ mà còn hết lời tán dương ông Võ Văn Thưởng, Trưởng Ban tuyên giáo trung ương (?).

Hội nghị Trung ương cũng đã bỏ phiếu tín nhiệm các ủy viên Bộ Chính trị và Ban bí thư, thông qua danh sách hơn 200 người quy hoạch cho Trung ương Đảng khóa tới. Kết quả bỏ phiếu tín nhiệm và danh sách cán bộ quy hoạch không được công bố. Mạng xã hội, các trang ngoài hệ thống báo chí lại có cơ hội “hé lộ” dần dần các thông tin này.

Muốn chống tham nhũng, thì phải minh bạch. Không thể chống tham nhũng nếu không minh bạch.

Chia sẻ :
Từ khóa:
Other news
Gửi thảo luận trên Facebook

 Ban biên tập báo điện tử Vglobalnews
Địa chỉ: Bangkok-Thailand
Email: 
vglobalnews@gmail.com