Toggle navigation
Thủy sản Việt Nam: Ưu đãi thuế xuất khẩu tại Hiệp định CPTPP chỉ là điều kiện cần
22/01/2019 | 08:48 GMT+7
Chia sẻ :
Năm 2019, ngành thủy sản của Việt Nam sẽ hưởng lợi lớn khi Hiệp định CPTPP bắt đầu có hiệu lực khi thuế xuất khẩu về 0% nhưng đó mới chỉ là điều kiện cần để cạnh tranh.

Năm 2019, ngành thủy sản của Việt Nam sẽ hưởng lợi lớn khi Hiệp định CPTPP bắt đầu có hiệu lực khi thuế xuất khẩu về 0% nhưng đó mới chỉ là điều kiện cần để cạnh tranh. Ảnh minh họa

Hiệp định CPTPP bắt đầu có hiệu lực từ ngày 14/1. Theo đó, các nước CPTPP cam kết xóa bỏ hoàn toàn từ 97% đến 100% số dòng thuế nhập khẩu đối với hàng hóa có xuất xứ Việt Nam. Trong đó, thủy sản vào các nước CPTPP khác sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu hoàn toàn ngay khi Hiệp định có hiệu lực hoặc theo lộ trình.

Cụ thể, Australia, Canada, Chile, New Zealand xóa bỏ hoàn toàn thuế nhập khẩu với tất cả sản phẩm thủy sản ngay khi CPTPP có hiệu lực.

Đối với Mexico, một số sản phẩm thủy sản xuất sang thị trường này sẽ được giảm thuế từ 10% đến 20% về 0% ngay lập tức. Tuy nhiên, một số sản phẩm cá như cá hồi, cá rô phi, cá thu, cá giò, cá kiếm, tôm... được giảm thuế theo lộ trình 5-10 năm.

Đối với Nhật Bản, phần lớn sản phẩm chế biến đang chịu thuế cơ bản 4,8 – 10,5% nhưng khi CPTPP có hiệu lực, thuế được giảm về 0%, trừ sản phẩm từ cá trích và cá thu có lộ trình 6 năm.

Sản phẩm có mã HS 03, gồm cá ngừ vây xanh, cá ngừ mắt to, cá ngừ albacore, cá hồi, cá trích, cá thu, cá cơm, cá kiếm, cá tuyết, cá minh thái, sẽ được giảm thuế theo lộ trình 6 - 11 năm.
Trong khi đó Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) và trình Nghị viện châu Âu phê chuẩn vào đầu năm 2019.

Nếu EVFTA được thông qua và có hiệu lực, khoảng 50% số dòng thuế đối với sản phẩm thủy sản hiện sẽ giảm về 0%, 50% số dòng thuế còn lại sẽ được xóa bỏ dần trong 3 - 7 năm tiếp theo. Riêng cá ngừ đóng hộp và surimi, EU dành cho Việt Nam có hạn ngạch thuế quan lần lượt là 11.500 tấn và 500 tấn.

Tín hiệu thuế xuất khẩu giảm về 0% là điều kiện rất tốt để ngành hải sản Việt Nam cạnh tranh với thế giới. Thế nhưng theo các chuyên gia đó mới chỉ là điều kiện cần. 

Để cạnh tranh và chiếm thị phần những thị trường khó tính như Châu Âu hay các nước CPTPP sản phẩm hải sản Việt Nam phải đảm bảo tuyệt đối an toàn thực phẩm. Ngoài ra phải tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc IUU về khai thác hợp pháp, bền vững, có khai báo. 

Theo đánh giá hện nay nhiều doanh nghiệp vẫn thờ ơ, trong khi Nhà nước lại không làm chỉn chu như quản lý hệ thống tàu thuyền đánh bắt cá, truy xuất nguồn gốc, đào tạo cho các chủ tàu hiểu biết như thế nào là đánh bắt bất hợp pháp... Hệ quả là đến nay hải sản xuất khẩu Việt Nam vẫn chưa đáp ứng đủ các điều kiện về IUU.

Thậm chí tại hội nghị cam kết chống khai thác IUU do VASEP tổ chức năm 2018, mới chỉ có hơn 50 đơn vị tham gia cam kết không tham gia khai thác hải sản bất hợp pháp. Điều đó cho thấy nhiều doanh nghiệp vẫn chưa quan tâm tới quy định này.

Theo Hoàng Linh
Sức Khỏe Cộng Đồng
Chia sẻ :
Từ khóa:
Other news
Gửi thảo luận trên Facebook

 Ban biên tập báo điện tử Vglobalnews
Địa chỉ: Bangkok-Thailand
Email: 
vglobalnews@gmail.com