Toggle navigation
Thép chập chờn trước giá điện
04/04/2019 | 08:31 GMT+7
Chia sẻ :
Giá điện tăng đã đánh thẳng vào giá thép giữa lúc ngành này đang khó khăn.

Ảnh: QH

Ngay sau khi giá điện tăng 8,36%, các đại lý phân phối của các công ty sản xuất thép Bỉm Sơn, Vincem, Cẩm Phả... đồng loạt thông báo các đơn hàng kể từ tháng 4 sẽ tăng giá bán thêm 30.000-40.000 đồng/tấn. Cộng thêm giá thép của Trung Quốc đang giữ xu thế phục hồi, lãi vay ngân hàng và giá vật liệu thô đang tăng mạnh, nhiều khả năng từ đây đến cuối năm, mặt bằng giá thép trong nước sẽ tiếp tục tăng mạnh, gây sức ép đến tiến độ nhiều dự án hạ tầng và bất động sản.

Diễn biến thị trường 2 tháng đầu năm cho thấy sự giảm nhiệt của toàn thị trường. Theo thống kê của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), sản xuất các sản phẩm thép 2 tháng chỉ tăng 9,9% so với cùng kỳ năm 2018 (khoảng 3,8 triệu tấn). Tổng lượng tiêu thụ tăng 19,9% (đạt 3,6 triệu tấn) chủ yếu nhờ động lực từ kênh xuất khẩu (tăng 19,9%). Theo dự báo của VSA, kỳ vọng tăng trưởng ngành thép trong năm nay chỉ ở mức 10% do ngành đã ở ngưỡng đỉnh của tăng trưởng.
Thep chap chon  truoc gia dien

Goldman Sachs dự báo, nhu cầu thép sẽ giảm gần 5%. Ở trong nước, nhiều chuyên gia phân tích không đánh giá tích cực triển vọng của các doanh nghiệp ngành thép trong năm nay. FPTS cho biết, với việc bảo hộ thương mại đang gia tăng tại nhiều quốc gia/khu vực, giá thép nhiều khả năng sẽ bị phân hóa đối với các khu vực. Cộng với việc nguồn cung thép Việt Nam tăng lên khá mạnh, giá thép sẽ chịu áp lực giảm khá lớn trong năm 2019.

Nhưng không phải ai trong ngành thép cũng kém vui. Theo một số phân tích, đợt tăng giá điện mới đây sẽ tác động mạnh đến nhóm các doanh nghiệp thép sử dụng lò điện hồ quang (EAF) như Pomina, Vina Kyoei. Ngược lại, những người có thể hưởng được niềm vui là Hòa Phát, Tisco, hay Formosa khi chủ yếu sử dụng công nghệ lò cao BF-BOF trong sản xuất.

Theo VSA, sản lượng từ các cơ sở sản xuất theo công nghệ EAF chiếm đến 65% tổng sản lượng sản xuất thép trong nước. Với công nghệ này, mức tiêu thụ điện trên mỗi tấn khoảng 600kWh và tiền điện thường chiếm 8-9% tổng chi phí sản xuất - mức cao hơn hẳn so với tỉ lệ dưới 5% của các nhà máy dùng công nghệ BOF.

Thep chap chon  truoc gia dien


Hòa Phát có lợi thế gia tăng thêm thị phần nhờ chi phí sản xuất thấp hơn các đối thủ khác. Theo tính toán của Công ty Chứng khoán VCBS, hiện nay, Hòa Phát tự chủ khoảng 40% chi phí điện nhờ tận dụng được nguồn nhiệt sinh ra trong quá trình luyện than cốc để vận hành nhà máy nhiệt điện. Đơn giá chi phí điện của Hòa Phát tính ra rẻ hơn khoảng 30% so với với các doanh nghiệp lò cao thông thường và 80% so với các doanh nghiệp lò điện công nghệ cũ. “Giá bán đầu ra của Hòa Phát được kỳ vọng tăng khi hơn các doanh nghiệp toàn ngành đang chịu thêm áp lực từ chi phí sản xuất. Như vậy, tác động của việc tăng giá điện đối với Hòa Phát là tích cực”, VCBS nhận định.

Bên cạnh chi phí năng lượng bất ngờ tăng mạnh, áp lực cạnh tranh trong ngành dự kiếp sẽ càng khắc nghiệt hơn trong thời gian tới khi nhiều doanh nghiệp ngoại vẫn dòm ngó thị trường thép Việt Nam. Mới đây, tập đoàn thép Đài Loan là Tung Ho Steel đã nhận được giấy phép sản xuất phôi thép và thép cán nóng với công suất 1,6 triệu tấn. Còn theo ông Jung Won Bae, Tổng Giám đốc Công ty Thép S&M Media, các doanh nghiệp thép lớn và nhỏ Hàn Quốc đang rất quan tâm đến thị trường Việt Nam sau kết quả kinh doanh lạc quan của tập đoàn đầu ngành Posco.

Điều mà các doanh nghiệp ngoại tiếp tục đặt niềm tin vào thị trường Việt Nam là viễn cảnh tăng trưởng tuy chậm lại nhưng vẫn lạc quan hơn các quốc gia khác, do nhu cầu cao từ thị trường bất động sản và các dự án hạ tầng trọng điểm về đường cao tốc, cảng biển, sân bay, các tuyến metro... trị giá hàng tỉ USD.
Thep chap chon  truoc gia dien

Theo ông Huang Bing Hua, Chủ tịch Hội đồng Quản trị của Tung Ho Việt Nam, thị trường Việt Nam đã trải qua chu kỳ thuận lợi với tốc độ tăng trưởng kép giai đoạn 2014-2017 đạt đến 20% nhờ các yếu tố vĩ mô hỗ trợ. Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến Công ty quyết định rót vốn đầu tư, mặc dù có nhiều thách thức hiện tại như cung có dấu hiệu vượt cầu, mức độ cạnh tranh quyết liệt, một số mặt hàng thép nhập khẩu từ Việt Nam đang bị áp thuế chống bán phá giá.

Trước áp lực cạnh tranh mới, một số nhà đầu tư trong ngành đang lên kế hoạch gia tăng sử dụng các lò BF-BOF để tiết giảm chi phí. Hòa Phát dự kiến sẽ đưa vào hoạt động xưởng luyện thứ 3 tại Dung Quất vào tháng 6, vận thành thêm 4 lò cao. Tập đoàn Pomina cũng vận hành công nghệ BF tại nhà máy Pomina 3 vào tháng 4 tới đây, giúp công ty này giảm sự phụ thuộc vào nguồn phế liệu, vốn khá biến động về giá và chất lượng không đồng nhất.

Nhưng xu thế gia tăng sử dụng công nghệ lò cao cũng có mặt trái. Do sử dụng nguyên liệu đầu vào là than cốc giàu hàm lượng carbon, quá trình nấu quặng thường đi kèm thải khí carbon độc hại. Cho đến nay hầu hết các nhà máy Việt Nam đều chưa đầu tư thêm công nghệ phụ trợ làm giảm khí khải độc hại này. Việc gia tăng sử dụng lò cao vì vậy cần được đánh giá thận trọng hơn trong chiến lược phát triển ngành thép Việt Nam.

Theo Nhịp cầu đầu tư
Chia sẻ :
Từ khóa:
Other news
Gửi thảo luận trên Facebook

 Ban biên tập báo điện tử Vglobalnews
Địa chỉ: Bangkok-Thailand
Email: 
vglobalnews@gmail.com