Toggle navigation
Những nữ doanh nhân với ước vọng đưa Việt Nam phát triển thịnh vượng
13/10/2020 | 02:41 GMT+7
Chia sẻ :
Các thế hệ nữ doanh nhân Việt nổi danh được cộng đồng doanh nhân Việt Nam và xã hội công nhận mà còn được thế giới vinh danh. Họ luôn có ước vọng đưa Vệt Nam phát triển thịnh vượng.
Bà Mai Kiều Liên – Doanh nhân xuất sắc nhất và quyền lực nhất của Châu Á
Bà Mai Kiều Liên – Doanh nhân xuất sắc nhất và quyền lực nhất của Châu Á

Bà Mai Kiều Liên sinh ngày 1/9/1953 tại Paris, Pháp trong một gia đình trí thức người Việt, cha mẹ bà đều là bác sĩ. Quê nội của bà ở Vị Thanh, trước thuộc Cần Thơ, nay thuộc Hậu Giang. Năm 1957, gia đình bà quyết định trở về Việt Nam cống hiến, không lâu sau khi Hiệp định Genève được ký kết.

Bà Mai Kiều Liên học tại trường Trưng Vương - Hà Nội, vào những năm chiến tranh khốc liệt phải sơ tán về nông thôn, học giữa bãi sông Hồng. Sau khi tốt nghiệp cấp III, bà sang Liên Xô học khoa chế biến sữa và thịt tại Mat-xcơ-va.
 
Trở về nước, bà Mai Kiều Liên được bổ nhiệm làm Giám đốc Công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk) năm 31 tuổi. Bà cũng là người tiên phong trong việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (DNNN), sớm đưa Vinamilk trở thành DNNN đầu tiên cổ phần hóa với chiến lược phát triển đầy trí tuệ, kết hợp hài hòa giữa đầu tư thiết bị công nghệ hiện đại song song với đào tạo nguồn nhân lực cùng mô hình điều hành, quản lý theo tiêu chuẩn cao nhất của thế giới.

Empty

Lũy kế cả năm 2019, Vinamilk đạt 56.300 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 7,1% so với mức 52.600 tỷ của cùng kỳ.

Lợi nhuận trước thuế tăng 6,2% lên 12.800 tỷ và lợi nhuận ròng tăng 3,5% lên 10.581 tỷ đồng, tương ứng với EPS đạt 5.478 đồng.

Bà Nguyễn Thị Nga – Nhân vật nổi tiếng ngành ngân hàng, nữ doanh nhân quyền lực

Bà Nguyễn Thị Nga sinh ngày 17/8/1955 tại Hà Nội, từng được tạp chí Forbes bình chọn là một trong 50 người phụ nữ quyền lực nhất châu Á.

Trên thị trường tài chính - ngân hàng, bà Nga thường được gọi với cái tên thân mật là Madam Nga.

Trong danh sách phụ nữ ảnh hưởng nhất Việt Nam 2015, Forbes cũng đã xếp bà Nguyễn Thị Nga ở vị trí thứ 5. Miêu tả về bà Nga, Forbes viết: “Bà Nguyễn Thị Nga được biết đến như một trong những chủ doanh nghiệp tư nhân kỳ cựu có vị thế hàng đầu tại Hà Nội, với bề dày kinh doanh trên thương trường bắt đầu từ những năm đầu thập niên 1980. Gia sản của bà Nga và gia đình tập trung vào bất động sản, du lịch, ngân hàng và kinh doanh thương mại”.

Bà Nguyễn Thị Nga – Nhân vật nổi tiếng ngành ngân hàng, nữ doanh nhân quyền lực
Bà Nguyễn Thị Nga – Nhân vật nổi tiếng ngành ngân hàng, nữ doanh nhân quyền lực

Bà Nga đã tạo dựng được một cơ nghiệp đồ sộ khi sở hữu tập đoàn đa ngành BRG, nắm giữ nhiều tại sản lớn như SeABank, 2 khách sạn do Hilton quản lý tại Hà Nội, 3 sân golf đi kèm với những khu nghỉ dưỡng, đồng thời là cổ đông chủ chốt tại Intimex Hà Nội, doanh nghiệp Nhà nước có khối bất động sản giá trị cao.

Ngoài vị trí quan trọng tại SeABank, bà Nga còn là Chủ tịch của Intimex Việt Nam, Chủ tịch tập đoàn BRG, Chủ tịch HĐQT Hapro, Chủ tịch Công ty TNHH Khách sạn Nhà hát và Phó chủ tịch Công ty Cổ phần Du lịch dịch vụ Hà Nội. Vào hồi tháng 5/2018, bà Nguyễn Thị Nga chính thức rời "ghế" chủ tịch HĐQT của SeABank mà bà đã giữ suốt 11 năm qua để giữ vị trí Phó chủ tịch thường trực.. Việc rời khỏi vị trí chủ tịch ngân hàng là tuân theo Luật tổ chức tín dụng mới, có hiệu lực từ ngày 15/1/2018.

Thái Hương – Nhà sáng lập thương hiệu sữa tươi sạch TH True MILK

Bà Thái Hương sinh năm 1958 tại Nghệ An, từng là cán bộ Ban vật giá tài chính Hải Phòng từ năm 1982 đến 1985. Sau đó bà làm cán bộ kế toán tại Công ty Vật liệu xây dựng chất đốt Nghệ An. Đến năm 1989, bà làm Công ty TNHH Vật liệu xây dựng Hương Hà.

Thái Hương – Nhà sáng lập thương hiệu sữa tươi sạch TH True MILK
Thái Hương – Nhà sáng lập thương hiệu sữa tươi sạch TH True MILK

Cuối năm 2017, sau gần 10 năm gắn bó với TH True Milk, bà Thái Hương đã rời ghế chủ tịch HĐQT tập đoàn này để đảm nhận vị trí Tổng giám đốc của Ngân hàng TMCP Bắc Á (BacABank), theo quy định mới của Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi. Tuy nhiên, theo chia sẻ từ bà Hương, bà vẫn tiếp tục làm cố vấn cho TH True Milk trong thời gian tiếp theo.

Dưới sự điều hành của nữ doanh nhân Thái Hương, năm 2018, BacABank gây ấn tượng với lợi nhuận trước thuế 842 tỷ đồng, tăng 13,4% so với năm trước. Tỷ lệ nợ xấu tiếp tục ở mức thấp, chỉ 0,76%. Tổng tài sản 97.000 tỷ đồng, trong đó dư nợ cho vay ở mức gần 64.000 tỷ đồng.


 
Một trong những sự kiện quan trọng gắn liền với bà Thái Hương trong năm 2018 là việc Tập đoàn TH chính thức khởi công nhà máy chế biến sữa công suất 1.500 tấn/ngày tại Kaluga, Liên bang Nga. Năm vừa qua cũng là năm bà Thái Hương tiếp tục đón tin vui về kết quả kinh doanh. Theo số liệu đo lường bán lẻ toàn thị trường thành thị do Nielsen cung cấp thì trong 11 tháng đầu năm 2018, sữa TH True Milk tăng trưởng gần 22% về sản lượng (trong khi cả ngành hàng sữa nước hầu như không tăng), tăng trưởng 30% về doanh thu. Tới nay thị phần của TH True Milk trong phân khúc sữa tươi tại các kênh bán lẻ thành thị đạt gần 40%.

Tại thời điểm cuối năm 2019, Vinamilk đang nắm giữ 15.100 tỷ đồng tiền mặt và tiền gửi ngắn hạn, tăng 4.900 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm. Bên cạnh đó công ty còn có 200 tỷ đồng tiền gửi trên 1 năm.

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo - Tổng giám đốc Vietjet Air

Trang Business Insider vừa công bố danh sách 100 người làm thay đổi kinh tế châu Á, trong đó người Việt Nam duy nhất lọt vào danh sách này là nữ tỉ phú Nguyễn Thị Phương Thảo, tổng giám đốc Vietjet Air.

Theo Business Insider, bà Nguyễn Thị Phương Thảo là nữ tỉ phú tự thân đầu tiên của Việt Nam và là người để "làm những điều khác biệt".

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo - Tổng giám đốc Vietjet Air
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo - Tổng giám đốc Vietjet Air

Bà Thảo là người sáng lập hãng hàng không chi phí thấp Vietjet vào năm 2011 và đã từng bước xây dựng Vietjet dần lớn mạnh, trở thành hãng hàng không nổi tiếng trong khu vực.

Chính Vietjet đã tạo nên một cú hích kích cầu cho nhu cầu đi lại bằng hàng không tại Việt Nam, vốn trước đây được coi là chỉ dành cho người giàu. Vietjet hiện có đường bay đến hầu khắp các tỉnh, thành tại Việt Nam cũng như các nước trong khu vực châu Á.

Theo Business Insider, đầu năm nay, giá cổ phiếu của hãng đã tăng gấp đôi so với lúc mới lên sàn chứng khoán vào năm 2017. Tuy dịch Covid-19 đã tác động mạnh đến ngành hàng không nhưng tình hình tài chính của Vietjet vẫn ổn định.

Empty

Vừa qua, Vietjet công bố báo cáo tài chính soát xét cho nửa đầu năm 2020 và ghi nhận mức lãi 47 tỉ đồng.

Trong một bài phỏng vấn với tạp chí Forbes, bà Phương Thảo cho biết mục tiêu dài hạn của bà là biến Vietjet trở thành hãng hàng không toàn cầu đầu tiên của Việt Nam, với việc mở rộng các đường bay đến châu Âu và Bắc Mỹ.

Nữ doanh nhân Trần Uyên Phương - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát

Nữ doanh nhân Việt Nam nổi tiếng thế giới có thể chia 3 thế hệ, thế hệ đầu tiên là những doanh nhân gạo cội như Nguyễn Thị Nga, Thái Hương, Mai Kiều Liên... Tiếp đến là những doanh nhân 7X với đại diện là doanh nhân Nguyễn Thị Phương Thảo.

Thế hệ nữ doanh nhân thứ ba của Việt Nam là những doanh nhân 8X xuất phát con nhà nòi kinh doanh mà đại diện là bà Trần Uyên Phương - Phó Tổng giám đốc tập đoàn Tân Hiệp Phát. 

Bà Trần Uyên Phương bên người cha thân yêu của mình doanh nhân Trần Quí Thanh – nhà sáng lập, Chủ tịch HĐQT Tân Hiệp Phát.
Bà Trần Uyên Phương bên người cha thân yêu của mình doanh nhân Trần Quí Thanh – nhà sáng lập, Chủ tịch HĐQT Tân Hiệp Phát.

Bà Trần Uyên Phương là con gái của ông Trần Quí Thanh – nhà sáng lập, Chủ tịch HĐQT Tân Hiệp Phát.

Theo giới thiệu, bà Phương bắt đầu làm việc tại Tân Hiệp Phát vào năm 2004. Hiện, bà Trần Uyên Phương giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc tập đoàn, chịu trách nhiệm về các mảng tiếp thị sản phẩm, đối ngoại, quan hệ công chúng, và các chương trình CSR trên toàn quốc; quản lý các chương trình tiếp thị sản phẩm của Tân Hiệp Phát trên 16 quốc gia.

Năm 2017 có thể xem là năm “ra mắt” ngoạn mục của Uyên Phương trong giới doanh nhân. Cô ra mắt cuốn sách “Chuyện nhà Dr Thanh” và nhanh chóng trở thành hiện tượng của ngành xuất bản khi ngay lập tức bán được hàng vạn bản.

Năm 2018 Trần Uyên Phương ra mắt cuốn sách Competing with Giants (tạm dịch Vượt lên người khổng lồ).
Năm 2018 Trần Uyên Phương ra mắt cuốn sách Competing with Giants (tạm dịch Vượt lên người khổng lồ).

Năm 2018 nữ doanh nhân 8X Việt Nam còn ghi dấu ấn khi ra mắt cuốn sách Competing with Giants (tạm dịch Vượt lên người khổng lồ) ngày tại trụ sở của Forbes, Mỹ. Competing with Giants là kết quả nghiên cứu 4 năm của Uyên Phương cùng với sự tham gia của 2 đồng tác giả là nhà báo Jackie Horne (người Anh) và chuyên gia John Kador (người Mỹ).

Ái nữ ông Trần Quí Thanh kì vọng Tân Hiệp Phát cũng sẽ là một doanh nghiệp Việt, thương hiệu Việt tồn tại hàng trăm năm, qua việc xây dựng đội ngũ nhân sự kế thừa có năng lực và hiểu văn hoá công ty.
Ái nữ ông Trần Quí Thanh kì vọng Tân Hiệp Phát cũng sẽ là một doanh nghiệp Việt, thương hiệu Việt tồn tại hàng trăm năm, qua việc xây dựng đội ngũ nhân sự kế thừa có năng lực và hiểu văn hoá công ty.

Nội dung cuốn sách là câu chuyện thực tế về công ty gia đình đã cạnh tranh với các tập đoàn đa quốc gia. Đồng thời, sách vừa là nghiên cứu kinh tế về môi trường kinh doanh tại Việt Nam từ khi chuyển đổi sang kinh tế thị trường, về phương thức quản trị doanh nghiệp thời hội nhập toàn cầu, về kinh nghiệm cạnh tranh giữa doanh nghiệp bản địa với các công ty đa quốc gia, về phương châm hành động “Không gì là không thể”, dám ước mơ lớn và hành động mỗi ngày để đạt ước mơ đó.

Theo Hoàng Linh
Sức Khỏe Cộng Đồng
Chia sẻ :
Từ khóa:
Other news
Gửi thảo luận trên Facebook

 Ban biên tập báo điện tử Vglobalnews
Địa chỉ: Bangkok-Thailand
Email: 
vglobalnews@gmail.com