Toggle navigation
Năng lực cạnh tranh các tỉnh 2018: Quảng Ninh ‘giữ phong độ’, Lào Cai tụt dốc
29/03/2019 | 09:41 GMT+7
Chia sẻ :
Những cái tên quen thuộc Bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh (CPI) trong 2 năm gần nhất vẫn có mặt trong Top đầu Quảng Ninh, Đồng Tháp, Long An, Bến Tre.

Những cái tên quen thuộc Bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh (CPI) trong 2 năm gần nhất vẫn có mặt trong Top đầu Quảng Ninh, Đồng Tháp, Long An, Bến Tre. 

Bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh 2018 (Bảng xếp hạng PCI 2018) chứng kiến sự lần thứ 2 liên tiếp Quảng Ninh đứng số 1 về năng lực cạnh tranh. Quảng Ninh “giữ phong độ cao” trong 3 năm gần nhất. Năm 2016 Quảng Ninh xếp thứ 2, 2 năm 2017 và 2018 tỉnh này đứng số 1 cả nước về năng lực cạnh tranh.

Bảng xếp hạng PCI năm nay ghi nhận sự vươn lênh mạnh mẽ của các tỉnh khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long như Đồng Tháp, Long An, Bến Tre. Nếu như năm 2017 Đồng Tháp đứng ở vị trí số 3, thì năm nay địa phương này vọt lên chiếm lấy vị trí thứ 2, tương tự Long An, Bến Tre xếp lần lượt ví trí thứu 3 và thứ 4.

Sự vươn lên mạnh mẽ các địa phương trên đã đẩy Đà Nẵng tụt xuống vị trí thứ 5,  mức tụt khá nhanh bởi năm 2014, 2015 và 2016 Đà Nẵng xếp số 1 về năng lực cạnh tranh, năm 2017 đứng vị trí thứ 2.

Bảng xếp hạng PCI năm nay ghi nhận nỗ lực của Bình Dương, sau khi tụt giảm từ vị trí thứ 5 ở bảng xếp hạng PCI năm 2016 xuống vị trí 14 trong bảng xếp hạng PCI năm 2017. Năm nay Bình Dương vươn lên vị trí thứ 6.

Trong khi đó những địa phương như Lào Cai, Vĩnh Phúc sau năm những năm đứng top 10 thì 2 năm liên tiếp 2017 và 2018 những địa phương này đã bị đẩy ra Top 10.

Nhóm cuối bảng là Đắk Nông, Lai Châu, Bình Phước, Bắc Kạn, Kon Tum, nhưng VCCI đánh giá các chỉ số đều cải thiện đáng kể.

Đơn cử như Đắk Nông và Bình Phước đều tăng trên ba điểm so với kết quả của năm trước.

Chi phí không chính thức giảm nhưng vẫn còn mức cao, 58% bị nhũng nhiễu, 54% doanh nghiệp vẫn phải trả chi phí bôi trơn. Ảnh minh họa

Chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) cấp tỉnh năm 2018 ghi nhận tham nhũng lớn lẫn tham nhũng vặt đều có dấu hiệu giảm bớt dù chi phí không chính thức vẫn còn cao.  Theo điều tra của VCCI công bố, ghi nhận "tham nhũng lớn" có dấu hiệu giảm bớt, chỉ 30,8% doanh nghiệp cho biết có chi trả cho chi phí không chính thức để thúc đẩy nhanh thủ tục đất đai, giảm 32% so với năm ngoái.

Gần 40% doanh nghiệp cho biết có chi trả chi phí không chính thức cho cán bộ thanh, kiểm tra, trong khi năm ngoái là gần 52%.

Các xu hướng nổi bật đáng mừng là chi phí không chính thức giảm, đặc biệt là tham nhũng vặt, môi trường kinh doanh đã bình đẳng hơn, các cấp chính quyền trở nên năng động hơn, cải cách hành chính có bước tiến, đặc biệt là thanh kiểm tra giảm rõ rệt.

Tuy nhiên, chi phí không chính thức giảm nhưng vẫn còn mức cao, 58% bị nhũng nhiễu, 54% doanh nghiệp vẫn phải trả chi phí bôi trơn.

Tỷ lệ doanh nghiệp phải chờ đợi 1 tháng mới có đầy đủ thủ tục giấy tờ để chính thức đi vào hoạt động vẫn ở mức cao 16% (năm 2014 10%). Tỷ lệ doanh nghiệp cho biết phải thỏa thuận các khoản thuế phải nộp với cán bộ thuế tăng lên 53% so với 39% năm 2013.

Thủ tục đăng ký kinh doanh vẫn còn gánh nặng, có tới 30% doanh nghiệp cho biết khó khăn trong xin giấy chứng nhận kinh doanh, thủ tục hành chính còn nhiều phiền hà. 34% doanh nghiệp gặp khó khi xin giấy chứng nhận. Đáng nói 69% doanh nghiệp cho biết phải có mối quan hệ mới xin được tài liệu của địa phương , 31% doanh nghiệp cho biết việc cung cấp thông tin dữ liệu về đất đai không thuận lợi, nhanh chóng.

Lĩnh vực thủ tục hành chính còn nhiều phiền hà: Đất đai, Thuế, BHXH, QLTT, Giao thông.

Theo Hoàng Lâm
Sức Khỏe Cộng Đồng
Chia sẻ :
Từ khóa:
Other news
Gửi thảo luận trên Facebook

 Ban biên tập báo điện tử Vglobalnews
Địa chỉ: Bangkok-Thailand
Email: 
vglobalnews@gmail.com