Toggle navigation
Dòng vốn chảy vào bất động sản sẽ ngày một khó hơn
24/05/2018 | 12:56 GMT+7
Chia sẻ :
“Dòng vốn chảy vào bất động sản sẽ ngày một khó hơn” là nhận xét của tiến sĩ Bùi Quang Tín, Giám đốc Trường Doanh nhân Bizligh tại “Giá bất động sản – Thực hay ảo? Giải pháp phát triển bất động sản cho nhu cầu thực” là chủ đề của hội thảo mà Câu lạc bộ Địa ốc Saigon Times cũng kết hợp với Thời báo Kinh tế Sài Gòn tổ chức ngày 18-5-2018, tại khách sạn InterContinental Saigon.

Tiến sĩ Bùi Quang Tín, Giám đốc Trường Doanh nhân Bizlight

Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online xin lược ghi ý kiến của ông Tín tại hội thảo và tựa bài báo do tòa soạn đặt.

Hiện quy định về hạn mức chi trả tiền gửi bảo hiểm với khoản tiền gửi chỉ là 75 triệu đồng. Nhiều người lo ngại khi gửi tiền hàng tỉ đồng nhưng nếu ngân hàng phá sản thì chỉ được bồi thường 75 triệu đồng. Tuy nhiên, trong 4 tháng đầu năm, lượng tiền gửi vào ngân hàng tăng 4,8%, cao hơn so với con số 4,2 % của năm 2017. Điều này cho thấy nhận định trên không chính xác.

Ở góc độ kinh tế học có 4 yếu tố tác động tới giá bất động sản: giá trị thị trường bao gồm chi phí xác lập, chi phí marketing, quản lý dự án… ; giá trị tiền tệ (nguồn cung tiền, nguồn FDI, nguồn vốn kiều hối…) hay còn nói là lượng cung tiền của nền kinh tế; lượng cung - cầu của thị trường; yếu tố cạnh tranh.

Một sản phẩm tăng giá vượt quá 15-17% là tăng nóng, vượt quá khả năng tạo ra thu nhập của thị trường, sức lao động của xã hội. Giá ảo khi thông tin không thực tế, không xác thực với quy hoạch của Nhà nước. Chẳng hạn một dự án 5 năm mới hoàn thành nhưng lại tung tin đồn 2 năm đã hoàn thành.

Thời gian qua giá bất động sản tăng nóng, thậm chí rất nóng ở một số địa phương là thật.

Hiện trên 70% dòng vốn tín dụng ngân hàng chảy vào bất động sản. Thời gian vừa qua, ngân hàng đã đáp ứng nguồn vốn trung dài hạn vào bất động sản. Sắp tới các ngân hàng sẽ hạn chế nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn. Đồng thời, tỷ lệ rủi ro cho vay bất động sản cũng dược tăng từ 150% lên 250% theo quy định của Thông tư 06. Như vậy dòng vốn sẽ được siết lại.

Thị trường chứng khoán cũng là nguồn cung ứng vốn cho thị trường bất động sản. Một kênh cũng rất mạnh là dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Tôi tin rằng dòng vốn FDI sẽ cao hơn rất nhiều của năm 2017, đặc biệt với các chủ đầu tư có hoạt động kinh doanh tốt.

Không phân biệt tín dụng chảy vào người dân hay chủ đầu tư. Trễ nhất là tới ngày 1/1/2020, toàn bộ hệ thống ngân hàng ở Việt Nam áp dụng chuẩn mực Basel II. Khi áp dụng chuẩn mực này, dòng vốn chảy vào các lĩnh vực phi sản xuất như bật động sản sẽ ngày một khó hơn.

Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn

Chia sẻ :
Từ khóa:
Other news
Gửi thảo luận trên Facebook

 Ban biên tập báo điện tử Vglobalnews
Địa chỉ: Bangkok-Thailand
Email: 
vglobalnews@gmail.com