Toggle navigation
Đánh thuế tài sản nhà ở sẽ kìm hãm thị trường nhà ở
15/04/2018 | 08:30 GMT+7
Chia sẻ :
Đề xuất đánh thuế đối với tài sản nhà ở từ 700 triệu của Bộ Tài chính đanh gây ra nhiều ý kiến tranh cãi. Nhiều chuyên gia cho rằng đề xuất này là chưa phù hợp với thực tế nước ta.


Đánh thuế tài sản nhà từ 700 triệu sẽ dẫn đến việc thuế chồng thuế.

Trong cuộc họp báo Chuyên đề về Dự án Luật thuế tài sản diễn ra chiều ngày 13/4, Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng Luật Thuế tài sản. Theo đó, Bộ này đề xuất đánh thuế đối với đất ở và nhà. Cụ thể, với nhà ở, Bộ Tài chính xây dựng 2 phương án đánh thuế: Một là đối với nhà ở có giá trị từ 700 triệu đồng trở lên; hai là nhà ở có giá trị 1 tỷ đồng trở lên.

Theo đó, Bộ này dự kiến đề xuất một số phương án đánh thuế đối với việc sở hữu nhà, đất. Cụ thể, với nhà ở, Bộ Tài chính xây dựng 2 phương án đánh thuế: một là đối với nhà ở có giá trị từ 700 triệu đồng trở lên; hai là nhà ở có giá trị 1 tỷ đồng trở lên.

Ngưỡng không chịu thuế là nhà có giá trị 700 triệu đồng trở xuống hoặc 1 tỷ đồng trở xuống. Điều này có nghĩa, phần bị đánh thuế tài sản là phần có giá trị trên 700 triệu đồng hoặc trên 1 tỷ đồng.

Về các phương án thuế suất, Bộ Tài chính cho biết, theo kinh nghiệm quốc tế nêu trên thì mức thuế suất thuế tài sản thấp nhất là 0,2%. Tuy nhiên, đa số các nước áp dụng mức thuế suất thuế tài sản cao, trong đó có một số nước trong khu vực như Indonesia 0,5%; Philippines 1% và 2%. 2 phương án thuế suất thuế tài sản được tính đến là áp dụng mức thuế suất thuế tài sản chung là 0,3% hoặc 0,4%.

Bộ Tài chính cho biết, với thuế suất 0,3%, dự kiến số thu thuế tài sản là khoảng 22.700 tỷ đồng nếu áp dụng ngưỡng không chịu thuế đối với nhà là 1 tỷ đồng hoặc khoảng 23.300 nếu áp dụng ngưỡng không chịu thuế đối với nhà là 700 triệu đồng. Còn đối với phương án thuế suất 0,4%, số thu thuế tài sản khoảng 30.300 tỷ đồng nếu áp dụng ngưỡng không chịu thuế đối với nhà là 1 tỷ đồng hoặc khoảng 31.000 tỷ đồng (nếu áp dụng ngưỡng không chịu thuế đối với nhà là 700 triệu đồng.

Với tất cả các phương án trên, Bộ Tài chính đề nghị thực hiện theo phương án thuế suất 0,4% và áp dụng ngưỡng không chịu thuế đối với nhà là 700 triệu đồng.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, đề xuất này là chưa phù hợp với thực tế nước ta ở thời điểm hiện tại.

Ông Lê Hoàng Châu Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh cho biết, về đề xuất đánh thuế đối với nhà ở từ 700 triệu của Bộ Tài chính, Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh đã đề xuất trước hết nên giảm thuế đất. Vì nếu đánh thuế nhà ở thời điểm này, cùng với thuế đất người dân đang phải đóng hiện tại sẽ gây ra việc thuế chồng thuế.

Ông Châu cho rằng, ở Nhiều nước trên thế giới họ có áp dụng thu thuế đối với tài sản nhà ở, thế nhưng họ không thu tiền sử dụng đất. Còn ở nước ta, hiện tại đang áp dụng cả tiền thuế đất, nếu thêm cả 0,4% tiền thuế tài sản đối nhà ở có giá trị trên 700 triệu thì người dân sẽ phải chịu rất nhiều loại thuế, thuế chồng thuế thế này là chưa phù hợp.

“Về đề xuất này, tôi cho rằng thời điểm tính đến phương án đánh thuế này phải sau 2020, sau khi sửa Luật đất đai để giảm tiền sử dụng đất xuống và sau khi việc áp dụng thực hiện mã số định danh cá nhân cũng như thực hiện việc thanh toán qua ngân hàng… Tất cả những việc này phải đồng bộ với nhau thì việc áp dụng thu thuế nhà có giá trị trên 700 triệu mới có thể áp dụng”, ông Châu nêu rõ quan điểm.

Mặt khác, Ông Đặng Hùng Võ, Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường cho rằng: Quan điểm của thôi là không đánh thuế nhà ở mà chỉ tăng chỉ suất thuế đất lên. Đánh thuế nhà thì ai người ta còn muốn xây nhà nữa, điều này sẽ gây kìm hãm thị trường nhà ở”, ông Võ nhấn mạnh.

Cùng với đề xuất đánh thuế tài sản nhà từ 700 triệu, trong quá trình thảo luận xây dựng dự án Luật, có ý kiến đề nghị chỉ đánh thuế tài sản đối với căn nhà thứ 2 trở đi. Tuy nhiên, theo Bộ Tài chính phương án này không đảm bảo công bằng và khó khăn trong triển khai thực hiện thu thuế, chưa phù hợp với điều kiện triển khai thực tế tại Việt Nam cũng như có thể làm giảm mức hấp dẫn của thị trường bất động sản.

Theo Lục Giang
Tạp chí SHTT
Chia sẻ :
Từ khóa:
Other news
Gửi thảo luận trên Facebook

 Ban biên tập báo điện tử Vglobalnews
Địa chỉ: Bangkok-Thailand
Email: 
vglobalnews@gmail.com