Toggle navigation
Quốc Hội và Luật Đặc Khu, Luật An Ninh Mạng
08/06/2018 | 05:39 GMT+7
Chia sẻ :
Đại biểu Quốc Hội chịu sự giám sát của cử tri – những người đã bầu mình, phải giải trình với cử tri về những hành động của mình, có thể bị cử tri bãi nhiệm nếu không còn xứng đáng.
Quốc Hội đại diện cho dân chúng, là cơ quan quyền lực cao nhất, quyết định những vấn đề quan trọng nhất của quốc gia. Đại biểu Quốc Hội đại diện cho ý chí, nguyện vọng của dân chúng nơi đã bầu ra mình và cả nước. Đại biểu Quốc Hội có trách nhiệm lắng nghe ý kiến của dân chúng, hành động vì lợi ích của dân chúng.


Quốc Hội đại diện cho dân chúng, là cơ quan quyền lực cao nhất, quyết định những vấn đề quan trọng nhất của quốc gia

Luật Đặc Khu, Luật An Ninh Mạng đang được bàn thảo đã đặt ra những vấn đề quan trọng nhất với quốc gia, với dân chúng. Đó là chi phí đầu tư đến triệu tỷ đồng, là cái giá phải trả về kinh tế, xã hội hết sức nặng nề nếu quá trình triển khai Luật Đặc Khu không hiệu quả, mà khả năng thành công theo nhiều ý kiến chuyên môn là rất thấp. Đó là sẽ có thêm nguy cơ về an ninh, quốc phòng có thể ảnh hưởng đến chủ quyền quốc gia trong khi chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông đang bị xâm lấn và đe dọa. Đó là quyền cơ bản của người dân, như quyền tự do bày tỏ ý kiến sẽ bị ảnh hưởng nếu Luật An Ninh Mạng được thông qua.


Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, Nguyên Nguyên Đại biểu Quốc Hội nhiệm kỳ 2007 – 2011 cũng cho rằng Quốc Hội Việt Nam cần trưng cầu dân ý về Luật Đặc khu

Do đó, các đại biểu Quốc Hội không nên vội vàng thông qua Luật Đặc Khu, Luật An Ninh Mạng. Các đại biểu Quốc Hội hãy gặp và lắng nghe dân chúng, đặc biệt là những chuyên gia để biết được ý chí, nguyện vọng của họ.

Đại biểu Quốc Hội chịu sự giám sát của cử tri – những người đã bầu mình, phải giải trình với cử tri về những hành động của mình, có thể bị cử tri bãi nhiệm nếu không còn xứng đáng.

Chia sẻ :
Từ khóa:
Other news
Gửi thảo luận trên Facebook

 Ban biên tập báo điện tử Vglobalnews
Địa chỉ: Bangkok-Thailand
Email: 
vglobalnews@gmail.com