Toggle navigation
Hứa Thị Phấn chỉ là “học trò” của Phạm Công Danh
27/08/2018 | 09:16 GMT+7
Chia sẻ :
Dù chỉ còn 7% sức khỏe, ngày 25/8/2018, Hứa Thị Phấn vẫn bị Cơ quan điều tra khởi tố về các sai phạm tại Ngân hàng Đại Tín. Đây là lần thứ ba Hứa Thị Phấn bị khởi tố.
Thông tin ban đầu cho thấy, nắm cổ phần chi phối mọi hoạt động của Ngân hàng Đại Tín, Hứa Thị Phấn chỉ đạo ngân hàng này đầu tư 900 tỷ đồng vào 3 dự án bất động sản của doanh nghiệp do mình thành lập. Thực tế, Hứa Thị Phấn không triển khai dự án mà sử dụng số tiền này cho mục đích cá nhân. Theo quyết định của Cơ quan điều tra, Hứa Thị Phấn bị khởi tố để điều tra về hành vi Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.


Hứa Thị Phấn

Ngân hàng Đại Tín được Hứa Thị Phấn bán lại cho Phạm Công Danh. Trong các phiên tòa xét xử Phạm Công Danh và đồng bọn, Phạm Công Danh “luôn mồm” kêu đã bị Hứa Thị Phấn lừa khi mua Ngân hàng Đại Tín. Phạm Công Danh và các luật sư của mình đã xây dựng một hình ảnh Phạm Công Danh là nạn nhân của Hứa Thị Phấn. Hứa Thị Phấn đã rút ruột Ngân hàng Đại Tín trước khi bán lại cho Phạm Công Danh.

Ngân hàng thực hiện chức năng huy động tiền gửi của dân chúng. Thực chất thì Phạm Công Danh và Hứa Thị Phấn đều coi ngân hàng là một “ống hút” để “hút” tiền gửi của dân chúng nhằm sử dụng cho riêng mình. Phạm Công Danh đã nhận lại “ống hút” Ngân hàng Đại Tín từ Hứa Thị Phấn và tiếp tục “hút” hàng chục ngàn tỷ của ngân hàng, thực chất là của dân, để sử dụng cá nhân.


Phạm Công Danh

Trước khi mua ngân hàng, Phạm Công Danh nợ hàng ngàn tỷ đồng không có khả năng trả nợ. Sau khi làm chủ ngân hàng, sở hữu “ống hút” Ngân hàng Đại Tín, Phạm Công Danh “hút” hàng chục ngàn tỷ đồng sử dụng cho các mục đích cá nhân bao gồm: Trả nợ cũ, mua cổ phần ngân hàng, trả lương cho các công ty riêng của mình, trong đó có Tập đoàn Thiên Thanh, chi hàng chục tỷ đồng mua rượu và chi hàng ngàn tỷ đồng còn lại không có địa chỉ.

Số tiền Phạm Công Danh rút gấp nhiều lần số tiền Hứa Thị Phấn đã rút. Thủ đoạn Phạm Công Danh sử dụng tinh vi, xảo quyệt hơn Hứa Thị Phấn gấp nhiều lần. Nhưng thực tế xử lý hai vụ án này lại rất khác nhau:
- Cùng rút tiền để sử dụng cho mục đích cá nhân: Phạm Công Danh không bị xử lý về hành chi chiếm đoạt tài sản, Hứa Thị Phấn bị xử lý về hành vi chiếm đoạt tài sản.
- Tiền Phạm Công Danh trả cho Hứa Thị Phấn bị thu hồi, Hứa Thị Phấn phải chịu trách nhiệm thay cho Phạm Công Danh, với Phạm Công Danh thì hậu quả coi như được khắc phục (?).
- Hậu quả hành vi phạm tội của Phạm Công Danh đã được khắc phục bằng tiền của xã hội, của người khác. Sau khi kết thúc vụ án, với cách xử lý thu hồi tài sản của cơ quan tố tụng từ những người có liên quan trong vụ án, hàng ngàn tỷ đồng nợ cũ của Phạm Công Danh đã được thanh toán từ tiền phạm tội nay Phạm Công Danh được hưởng không. Hàng trăm tỷ tiền phạm tội dùng trả lương cho Tập đoàn Thiên Thanh, hàng chục tỷ đồng mua rượu không bị thu hồi … Cân đối trước và sau khi phạm tội, sau khi các cơ quan tố tụng thu hồi tiền thì Phạm Công Danh dư ra hàng ngàn tỷ đồng. Hậu quả thực chất của vụ án Phạm Công Danh đã chuyển cho người khác phải chịu.
- Phạm Công Trung, em trai Phạm Công Danh dù có hành vi có dấu hiệu phạm tội vẫn được thoát tội vì “lý do nhân đạo”, để tiếp tục điều hành Tập đoàn Thiên Thanh, khai thác khối tài sản khổng lồ của Phạm Công Danh.
- Về hình ảnh, Phạm Công Danh vẫn là “nạn nhân” của Hứa Thị Phấn.

Ông Phạm Công Trung, em trai ông Phạm Công Danh.


Phạm Công Danh đã thể hiện được “đẳng cấp bậc thầy” so với Hứa Thị Phấn. Hứa Thị Phấn chỉ là “học trò” của Phạm Công Danh, không chỉ trong các “chiêu trò” rút tiền, số tiền rút, mà còn cả “chiêu trò” để tránh tội, tránh trách nhiệm. Ngân hàng Đại Tín nay đã là Ngân hàng Xây Dựng, thuộc Nhà nước sở hữu, tiếp tục gánh chịu hàng chục nghìn tỷ thất thất thoát, thua lỗ. Dân chúng, người đóng thuế luôn là người phải chịu thiệt hại.

Chia sẻ :
Từ khóa:
Other news
Gửi thảo luận trên Facebook

 Ban biên tập báo điện tử Vglobalnews
Địa chỉ: Bangkok-Thailand
Email: 
vglobalnews@gmail.com