Toggle navigation
Economist: Hành động của Trung Quốc đối với Việt Nam trên Biển Đông đáng "báo động"
13/10/2019 | 02:26 GMT+7
Chia sẻ :
Báo Economist (Nhà Kinh tế) cho rằng những hành động của Trung Quốc nhằm vào Việt Nam trên Biển Đông là đáng báo động...
economist hanh dong cua trung quoc doi voi viet nam tren bien dong dang bao dongGiàn khoan 982 của Trung Quốc ở Biển Đông. Ảnh: Weibo

Đoạn đầu của bài viết nói rằng, những ngày gần đây, có ít thông tin về các hoạt động khai thác, xây dựng rầm rộ của Trung Quốc ở Biển Đông- điều mà cách đây không lâu đã gây ra sự lo ngại đối với các nước láng giềng và Mỹ.

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩaTrung Quốc ít quyết đoán hơn tại vùng biển này, tờ báo nhận xét. Ngược lại, Trung Quốc còn cho rằng các đảo nhân tạo phi pháp mà nước này tạo nên đã mở ra một giai đoạn giúp họ tự khẳng định mình và tự yêu sách trước các quốc gia Đông Nam Á có chủ quyền tại Biển Đông.

Theo Economist, bắt đầu từ năm 2013, Trung Quốc đã ngang nhiên xây dựng 7 đảo nhân tạo quanh các rạn san hô ở xa mà nước này kiểm soát trái phép.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từng khẳng định rằng, các hoạt động của Trung Quốc chỉ phục vụ lợi ích chung. Tuy nhiên tác giả bài viết cho rằng, cam kết của lãnh đạo Trung Quốc đang ngày càng trở nên suy yếu khi thực tế chứng minh những công trình này đang phá hủy môi trường sinh thái với các hệ thống tên lửa được lắp đặt, radar quân sự mọc lên và những boong-ke được tăng cường cho máy bay chiến đấu.

Báo Economist nhận định rằng, nếu vấn đề địa hình không còn là trọng điểm, thì chứng tỏ Trung Quốc đã hoàn thành nó.

Các cảng mới và các cơ sở hậu cần đang giúp củng cố sức mạnh của Trung Quốc tầm xa hơn. Các tàu khảo sát của Trung Quốc tìm kiếm dầu và khí đốt trong vùng biển tranh chấp. Bill Clayton, một nhà tư tưởng thuộc Viện nghiên cứu Chatham House của Anh nhận xét, những con tàu này “chạy tới chạy lui” như “máy cắt cỏ”.

Đặc biệt trong bài, tác giả nhấn mạnh rằng, những hành động của Trung Quốc với Việt Nam là đáng báo động. Như vào năm 2014, Trung Quốc đã đưa một giàn khoan dầu vào thềm lục địa, Vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, gây ra phản ứng dữ dội từ nhiều bên. Giàn khoan này sau đó đã được di chuyển đi. “Nhưng gần đây, Trung Quốc tiếp tục triển khai giàn khoan mới ra Biển Đông, thậm chí còn lớn hơn cái cũ”, theo Economist.

economist hanh dong cua trung quoc doi voi viet nam tren bien dong dang bao dong
Tàu hải cảnh Trung Quốc ngăn tàu Philippines lại gần bãi Cỏ Mây hồi năm 2014. Ảnh: AP

Và ở khu vực khác xa hơn trên Biển Đông, hơn 10 tàu hải cảnh Trung Quốc tuần tra qua lại quanh các bãi cạn, nơi trước đây họ không thường hiện diện. Đó là tại bãi cạn Second Thomas (bãi Cỏ Mây) ở phía tây Philippines và bãi cạn Luconia ngoài khơi đảo Borneo của Malaysia.

Economist cho rằng, các hoạt động khẳng định yêu sách chủ quyền này, bao gồm hoạt động tuần tra với mục đích khiến các quốc gia khác cuối cùng có thể chấp nhận sự kiểm soát của Trung Quốc. Trong khi đó, một số tàu thăm dò có thể kèm tàu hộ tống xâm phạm vùng biển Việt Nam và Malaysia.

Tuy nhiên, không phải mọi chuyện đều diễn ra theo cách Trung Quốc muốn.

Một số tin tức gần đây cho biết, các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng trái phép đang sụp đổ và phần móng của chúng đang dần biến thành bọt biển bởi tác động của khí hậu, theo Economist.

Quan trọng hơn, các nước láng giềng đang phản đối áp lực từ Trung Quốc trong việc phát triển các mỏ khí nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của họ, Economist nêu rõ.

Mặc dù Trung Quốc kêu gọi Philippines cho một kế hoạch cùng khai thác khí đốt nhưng thoả thuận chính thức cho sự hợp tác đó vẫn chưa được ký kết. Cùng với đó, Trung Quốc cũng không thể ngăn cản được các công ty dầu khí nước ngoài làm việc với các quốc gia duyên hải khác.

Một lý do nữa Economist đưa ra là sự bành trướng của Trung Quốc đang cản trở việc thực thi Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) giữa nước này và 10 nước ASEAN, mà chính Trung Quốc đề xuất hạn chót để đạt được COC là năm 2021.

Economist dẫn ý kiến của Ian Storey thuộc Viên nghiên cứu Iseas-Yusof Ishak ở Singapore chỉ ra rất nhiều trở ngại. Trong đó có thể kể đến sự ràng buộc về mặt pháp lý, khi các nước thống nhất nguyên tắc COC phải sử dụng UNCLOS làm cơ sở, điều mà Trung Quốc không mong muốn.

Bên cạnh đó là việc xác định phạm vi địa lý trong thỏa thuận. Trung Quốc khăng khăng đưa ra cái gọi là “đường 9 đoạn” mơ hồ để yêu sách chủ quyền hầu hết Biển Đông. Và các bên khác đều phản đối điều này.

Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Teodoro Locsin nói rằng, những yêu cầu của Trung Quốc với COC là để “ngầm công nhận" sự bá chủ của Trung Quốc.

An Nhi - Thời Đại
Theo Economist
Chia sẻ :
Từ khóa:
Other news
Gửi thảo luận trên Facebook

 Ban biên tập báo điện tử Vglobalnews
Địa chỉ: Bangkok-Thailand
Email: 
vglobalnews@gmail.com