Toggle navigation
Điện mặt trời và cuộc đua "săn" ưu đãi
14/07/2019 | 05:12 GMT+7
Chia sẻ :
Riêng tại Long An, trong lần phát biểu mới đây, đại diện tỉnh cho biết hiện có 16 dự án điện mặt trời đã và đang triển khai tại Long An với tổng công suất 1.072 MW, tuy nhiên chỉ có 3/16 dự án ở tỉnh này kịp hoạt động để được hưởng mức giá bán điện ưu đãi 9,35 cent/kWh (khoảng 2.086 đồng/kWh) theo Quyết định số 11 về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam có hiệu lực đến ngày 30/6.
x`
Dự án điện mặt trời của Công ty năng lượng xanh Eco Seido ở xã Phong Phú (Tuy Phong, Bình Thuận)

Ghi nhận bởi Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (EIA), mức tiêu thụ năng lượng tăng mạnh trong những năm gần đây, đặc biệt tại khu vực châu Á. Riêng Việt Nam, dự báo từ nay cho đến năm 2030, để đáp ứng tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, ngành năng lượng cần đạt được tốc độ tăng trưởng 10%, tương đương 500 tỷ kWh điện thương phẩm.

Kết quả, trong bối cảnh nguồn điện dự phòng hạn hẹp, năng lượng mặt trời trở thành xu hướng đầu tư mới, đặc biệt làn sóng những tháng gần đây rầm rộ hơn cả nhằm được hưởng giá ưu đãi 9,35 cent/kWh (suốt 20 năm nếu vận hành trước 30/6/2019).

Số liệu thống kê có hơn 100 dự án đã được quy hoạch, chưa kể con số hơn 200 đang chờ phê duyệt, số lượng nhà máy tính đến thời điểm cận kề hạn chót ưu đãi vượt 80 đơn vị - tăng đột biến hơn 15 lần so với quý trước đó. Lợi thế về địa hình, thời tiết… Ninh Thuận đang dẫn đầu với công suất đầu tư điện mặt trời đã vượt 1.000 MW, suýt soát có Bình Thuận, Tây Ninh, Long An.

Riêng tại Long An, trong lần phát biểu mới đây, đại diện tỉnh cho biết hiện có 16 dự án điện mặt trời đã và đang triển khai tại Long An với tổng công suất 1.072 MW, tuy nhiên chỉ có 3/16 dự án ở tỉnh này kịp hoạt động để được hưởng mức giá bán điện ưu đãi 9,35 cent/kWh (khoảng 2.086 đồng/kWh) theo Quyết định số 11 về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam có hiệu lực đến ngày 30/6.

Hiện, tương tự các tỉnh khác, Long An đã có văn bản trình Thủ tướng xin gia hạn hiệu lực của Quyết định số 11 đến cuối năm nay, nếu được chấp thuận sẽ là động lực cho các nhà đầu tư.

Tương tự các tỉnh khác, Long An đã có văn bản trình Thủ tướng xin gia hạn hiệu lực của Quyết định số 11 đến cuối năm nay, nếu được chấp thuận sẽ là động lực cho các nhà đầu tư.

Về phía doanh nghiệp, Tập đoàn Sao Mai (ASM) vừa công bố nhận chuyển nhượng 23 triệu cổ phần tại Điện mặt trời EuroPlast Long An, tương đương 76,67% vốn. Đơn vị này đang đầu tư dự án nhà máy Điện mặt trời Europlast Long An, tổng nhu cầu vốn 1.157 tỷ đồng với công suất 50 MW. Trước cuộc đua điện mặt trời, Sao Mai không chịu đứng ngoài cuộc khi trước đó vừa khánh thành nhà máy điện mặt trời Sao Mai Solar PV1 tại An Giang - tổng vốn 6.000 tỷ đồng với công suất phát điện 210 MWp. Tập đoàn cũng rót vốn cho nhiều dự án ở một số tỉnh như Bến Tre, Kiên Giang, Tây Ninh, Ninh Thuận…

Nhiệt tình không kém với xu hướng đầu tư mới này phải kể đến Tập đoàn Thành Thành Công (TTC), đơn vị sớm đánh tiếng tham gia lĩnh vực năng lượng tái tạo giữa năm 2017 với mức chi dự kiến đến 1 tỷ USD, vận hành 20 nhà máy tại Việt Nam. Trung tuần tháng 6 vừa qua, Thành Thành Công phối hợp với Tập đoàn Năng lượng Gulf (Thái Lan) đã khánh thành Nhà máy Điện mặt trời TTC số 1 và TTC số 2 tại Khu Công nghiệp Thành Thành Công (Tây Ninh). Đến nay, Tập đoàn này đã đưa 7 nhà máy đi vào hoạt động và hòa lưới điện quốc gia.

Hay Bamboo Capital (BCG) cũng vừa khánh thành Nhà máy năng lượng mặt trời BCG - CME Long An 1 - công suất 40,6 MWp với tổng mức đầu tư 1.088 tỷ đồng. Dự án được đầu tư bởi liên doanh BCG, góp 65% vốn cổ phần và Copper Mountain Energy (CME) cùng Quỹ Đầu tư chủ quyền Vietnam - Oman (VOI), liên doanh giữa Quỹ Dự trữ Quốc gia Oman (SGRF) với Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC). Dự kiến, nhà máy sẽ phát điện với sản lượng 57 triệu kWh/năm, gần bằng mức tiêu thụ điện trung bình của 22.000 hộ dân.

Hiện, BCG đã đầu tư 3 dự án năng lượng mặt trời tại Long An với tổng vốn đầu tư hơn 5.000 tỷ đồng. Chia sẻ về lĩnh vực này, Chủ tịch BCG – ông Nguyễn Hồ Nam – chia sẻ: "Hai dự án điện mặt trời đầu tiên sẽ mang lại khoảng 450 tỷ doanh thu, lợi nhuận khoảng 13-14%/năm cho Tập đoàn. Theo lộ trình, BCG sẽ đầu tư tổng công suất 1.000 MWp điện mặt trời tương ứng mức doanh thu hơn 3.000 tỷ/năm, tỷ suất lợi nhuận 13-14%/năm".

Không dừng lại ở những nhà đầu tư trong nước, điện mặt trời còn hấp dẫn hàng loạt dòng vốn ngoại tham gia trực tiếp lẫn gián tiếp. Ngoài những thương vụ kể trên, còn có Tập đoàn Fujiwara của Nhật Bản đã được tỉnh Bình Định cấp giấy chứng nhận đầu tư dự án điện 100 MW trị giá 64 triệu USD, Công ty Dragon Capital và Pacifico Energy "bắt tay" đưa vào hoạt động nhà máy điện mặt trời Mũi Né với công suất 40 MW, Ngân hàng Xuất nhập khẩu Thái Lan (EXIM Thailand) cũng tăng thêm 65 triệu USD cho 2 công ty Eastern Power Group Plc và Communication & System Solution Plc để cấp vốn cho việc xây dựng hai nhà máy điện mặt trời tại Phú Yên với công suất phát điện kết hợp khoảng 100 MW…

Tập đoàn công nghiệp lâu đời nhất của Thái Lan đầu tư lớn vào ngành năng lượng tái tạo của Việt Nam, chính thức đưa hai nhà máy điện mặt trời lớn nhất Đông Nam Á vào hoạt động

Theo VinaCorp
Chia sẻ :
Từ khóa:
Other news
Gửi thảo luận trên Facebook

 Ban biên tập báo điện tử Vglobalnews
Địa chỉ: Bangkok-Thailand
Email: 
vglobalnews@gmail.com